Hàng trăm trẻ mầm non xét nghiệm vì nghi ăn thịt có sán: Nhiễm sán lợn nguy hiểm thế nào?

Nếu bị nhiễm sán lợn, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc bị tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Mới đây, vụ việc hàng trăm học sinh mầm non từ Bắc Ninh về Hà Nội xét nghiệm do nghi nhiễm sán lợn đã khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Hàng trăm trẻ mầm non xét nghiệm vì nghi ăn thịt có sán: Nhiễm sán lợn nguy hiểm thế nào? - Ảnh 1.

Sợ con bị nhiễm sán lợn, nhiều gia đình đã đưa con từ Bắc Ninh lên Hà Nội để xét nghiệm. (Ảnh: Công an TP HCM)

Bị nhiễm sán lợn nguy hiểm như thế nào

Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: Bệnh sán dây hoặc ấu trùng sán dây hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo xuất hiện ở tất cả vùng miền. Ông cũng cho hay việc gia súc, gia cầm chứa giun sán là điều không khó gặp.

Trao đổi với báo Dân trí, PGS Lê Thành Đồng cho hay, nếu ăn phải trứng sán dây lợn, trứng sau khi vào dạ dày sẽ nở thành ấu trùng chúng tiếp tục di chuyển đến ruột non, ấu trùng có thể xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu.

Người bệnh có thể mắc các thể bệnh như sau:

- Bệnh ấu trùng sán lợn: Người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,… Trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô.

- Bệnh sán trưởng thành ở ruột: người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.

Hàng trăm trẻ mầm non xét nghiệm vì nghi ăn thịt có sán: Nhiễm sán lợn nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

(Ảnh: Sức khỏe đời sống)

Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang.

Lúc này, ấu trùng sẽ di chuyển đến kí sinh tại các cơ vân, não, mắt… Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc (đậu phộng), di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Trường hợp ấu trùng khi đến dạ dày sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non, phát triển thành con sán dây trưởng thành trong đường ruột, khi đốt sán già rụng đi nó có thể bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột. Nếu tình huống này xảy ra cũng tương tự như người bệnh ăn phải đốt sán mới, số lượng ấu trùng sẽ rất lớn.

Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50,000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành từ 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.

Hàng trăm trẻ mầm non xét nghiệm vì nghi ăn thịt có sán: Nhiễm sán lợn nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.

Chu kì phát triển của sán dây lợn. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)

Dấu hiệu bị nhiễm sán lợn

Người nhiễm bệnh sán lợn có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng gì trong nhiều năm liền. Ở da có các nang nhỏ bằng hạt đỗ, đường kính khoảng từ 5 -10mm, đôi khi lớn hơn, thường nổi ở mặt trong cánh tay nhưng có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào và có tính cách đối xứng, thường không đau, di động trên nền sâu, lặn dưới da.

Khi xuất hiện ở não được biểu hiện như u trong não gây nên nhiều triệu chứng như động kinh, rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, có thể bị liệt, thậm chí đột tử. Ở mắt, ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng gây giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt. Nếu nang ấu trùng ở cơ tim sẽ gây nên tim đập nhanh, rối loạn nhịp, có thể bị ngất.

Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triêu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.

Điều trị khi bị nhiễm sán lợn

Điều quan trọng nhất trong việc điều trị nhiễm sán lợn là phải có những chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn.

Để chẩn đoán bệnh sán lợn ở người, có thể chọc hút nang sán dưới da, xét nghiệm công thức máu, dịch não tủy (bạch cầu ái toan tăng), lấy máu làm phản ứng ELISA. Nếu có các biểu hiện thần kinh, cần chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) não.

Việc điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi thường xuyên.

Cách phòng ngừa bệnh sán lợn

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:

- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn.

Vì vậy, để phòng ngừa nhiễm sán lợn, tốt nhất là các gia đình nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Công bố kết quả xét nghiệm cho gần 400 học sinh tại Bắc Ninh nghi bị nhiễm sán lợnCông bố kết quả xét nghiệm cho gần 400 học sinh tại Bắc Ninh nghi bị nhiễm sán lợn Giật mình cảnh sán dây rơi khi làm thịt lợn thả rông, hàng loạt người nhiễm bệnhGiật mình cảnh sán dây rơi khi làm thịt lợn thả rông, hàng loạt người nhiễm bệnh Hà Nội khuyến cáo không ăn tiết canh, nem chạo từ thịt lợnHà Nội khuyến cáo không ăn tiết canh, nem chạo từ thịt lợn
chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.