Đằng sau cánh cửa bếp là cả một trận chiến: Các nhà hàng đều cố gắng tạo không gian tao nhã, yên tĩnh và sang trọng cho thực khách nhưng thực chất đây chỉ là vỏ bọc bên ngoài. Căn bếp bên trong thực sự là thái cực hoàn toàn trái ngược. Bếp trưởng lớn giọng đốc thúc đầu bếp, nhân viên phục vụ gào thét thông báo đơn mới. Tất cả sự ồn ào này đều nhằm đảm bảo món ăn được thực hiện đúng qui trình và phục vụ kịp thời. (Ảnh: Davit).
Món ăn đặc biệt không hẳn đã như tên gọi của nó: Thông thường, các nhà hàng sẽ sử dụng thực đơn đặc biệt để quảng cáo món ăn mới hay nổi bật trong mùa. Tuy nhiên, sự thật không phải lúc nào cũng như vậy. Đây là mẹo để các đầu bếp tránh lãnh phí thực phẩm. Nguyên liệu thường có thời điểm "vàng" để chế biến đạt độ ngon nhất và nếu đã bị quá thời hạn này, đầu bếp sẽ sử dụng chúng để làm món khác. (Ảnh: Evonics).
Đừng gọi món cá vào ngày Chủ Nhật: Đây là một trong số những lời khuyên nổi tiếng của đầu bếp huyền thoại người Mỹ Anthony Bourdain. Lí do rất đơn giản bởi theo ông, cá tươi thường không có vào Chủ Nhật, nên những món cá bạn gọi trong ngày này thường sẽ không có chất lượng tuyệt hảo như ngày khác. (Ảnh: Nicolas).
Nhân viên phục vụ không thích khi bị hỏi món nào ngon nhất: Việc làm phục vụ bàn ở nhà hàng không có nghĩa những nhân viên được thử hết các món ăn trong menu và có thể món họ thích chưa chắc đã hợp khẩu vị của thực khách. Do đó, thay vì hỏi món ăn nào ngon nhất, thực khách nên hỏi món ăn nào phổ biến nhất. (Ảnh: Fizkes).
Đá dùng trong đồ uống có thể bẩn hơn bạn tưởng: Một cuộc điều tra tại các nhà hàng thức ăn nhanh ở Mỹ cho thấy 70% nước trong máy làm đá chứa nhiều vi khuẩn hơn nước ở nhà vệ sinh. (Ảnh: Oleg).
Nhiều nhà hàng có được doanh thu lớn từ việc bán rượu vang: Bí mật đằng sau là các nhà hàng thường đẩy giá của loại rượu rẻ thứ hai lên cao hơn giá thực. Lí do là nhiều thực khách thường có tâm lí e ngại chọn loại ít tiền nhất nên sẽ gọi đồ rẻ thứ hai thay thế. Các nhà hàng đã đoán trước được điều này nên họ sẽ để loại rượu đang cần tiêu thụ nhanh với giá tiền ít thứ hai. Do đó, loại vang rẻ nhất thực chất có hương vị tốt hơn. (Ảnh: Chan).
Âm nhạc là công cụ điều khiển tâm lí: Theo nghiên cứu của Đại học Leicester, thực khách sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nếu họ nghe nhạc cổ điển, bởi vì điều đó khiến họ cảm thấy mình giàu có. Ngược lại, thực khách nghe nhạc rock hoặc pop sẽ chi tiêu ít hơn 10%. Đặc biệt, âm nhạc lớn sẽ khiến thực khách nhai nhanh hơn và kết thúc bữa ăn sớm. Những nhà hàng thường yếu tố này nhằm "đuổi khéo" để có thể phục vụ thêm khách mới. (Ảnh: Bruce).
Thiết kế thực đơn cần có suy tính cẩn thận bởi đây chính là công cụ để nhà hàng lôi kéo thực khách mua nhiều hơn. Theo thói quen tự nhiên, mắt của khách hàng thường sẽ đi lướt qua góc phải phía trên của thực đơn. Nhiều nhà hàng sẽ đặt tại vị trí này một món ăn đắt tiền, với thiết kế cầu kì hoặc kèm theo hình ảnh. Món này có tác dụng như một mỏ neo tạo ra sự so sánh. Khách hàng có thể không mua nó, nhưng sẽ tìm một thứ gì đó rẻ và trông hợp lí hơn. (Ảnh: Goronden).
Một cách trực tiếp để các nhà hàng thúc đẩy việc chi tiêu của thực khách chính là nhân viên phục vụ. Người phục vụ sẽ gợi ý khách hàng xem xét lại menu để tăng khả năng có món ăn lọt vào sự chú ý. Nhiều người trong tiềm thức cũng muốn làm hài lòng, vì vậy, thực khách sẽ dễ dàng đồng ý với một món ăn phụ hơn thay vì từ chối lời đề nghị. (Ảnh: Pexel).
Đô thị 08:29 | 13/07/2020
Nhà đất 08:06 | 13/07/2020
Kinh doanh 08:03 | 13/07/2020
Đô thị 08:03 | 13/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020
Du lịch 06:00 | 29/06/2020
Tiêu dùng 20:34 | 28/06/2020