An Giang hiện là một trong những vùng đất mới nổi trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đến với những địa điểm du lịch An Giang, du khách có thể để thưởng ngoạn sự mộc mạc và bình yên vùng non nước.
Du khách có thể ghé thăm An Giang vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng những đẹp nhất vẫn là các tháng đầu năm (từ tháng 1 - tháng 5). Đó là thời điểm mà không khí lễ hội ngập tràn và thời tiết cũng vô cùng dễ chịu.
Sau tháng 5, mảnh đất này bắt đầu bước vào mùa mưa và những cơn mưa mùa hạ bất chợt có thể gây khó khăn cho việc tham quan, du lịch của bạn.
Dưới đây là nhông tin hữu ích về địa điểm du lịch An Giang thích hợp cho cả gia đình tham quan, nghỉ dưỡng trong mùa hè này.
Khi đã đến vùng sông nước An Giang thì rừng tràm Trà Sư là điểm đến không thể bỏ qua. Với vị trí thuộc huyện Tịnh Biên, cách Châu Đốc khoảng 20 km, du khách hoàn toàn có thời gian khám phá Trà Sư trong ngày.
Đây cũng là khu rừng ngập mặn nổi tiếng nhất miền Tây và được xem là cảnh quan du lịch đặc sắc tại An Giang. Ngoài cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tươi mát, tự nhiên thì rừng Tràm còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm.
Khi du lịch cùng gia đình tại địa điểm này, du khách có thể trải nghiệm hoạt động du ngoạn trên xuồng theo dòng nước, cùng tìm hiểu những loại động vật, thực vật ở rừng. Rừng Trà Sư đẹp nhất là vào tháng 9 - tháng 11. Đây là mùa nước nổi, lá bèo phủ kín mặt nước tạo thành cảnh quan vô cùng độc đáo.
Đến đây, du khách phải mua vé tham quan bằng xuồng, giá vé sẽ giảm dần theo đầu người. Ví dụ, mếu bạn đi một mình thì giá vé là 130.000 đồng, đi 2 người thì giá vé là 75.000 đồng và vé giảm chỉ còn 45.000 đồng nếu bạn đi đoàn khách 10 người. Vì vậy, đây là địa điểm du lịch thích hợp dành cho gia đình tại An Giang.
Lâm Viên - núi Cấm được ví như Đà Lạt của miền Tây với cảnh quan vô cùng thu hút và khí hậu cũng khá mát mẻ.
Núi Ông Cấm - cao 700 m là ngọn núi cao nhất của vùng Bảy Núi. Nếu như muốn cả gia đình có hoạt động thể thao đáng nhớ thì việc chinh phục núi Cấm chính là gợi ý dành cho bạn.
Đối với những du khách không đam mê với việc leo núi hoặc sức khoẻ hạn chế, du khách có thể chạy xe máy lên đỉnh hoặc thuê cáp treo với giá 180.000 đồng/vé khứ hồi, trẻ em là 90.000 đồng/vé.
Ngọn núi Cấm này cũng có rất nhiều chùa, am, miếu thờ, nổi bật nhất là chùa Vạn Linh nổi tiếng với tượng Phật nằm khổng lồ, Chùa Phật Lớn với tượng Phật Di Lặc cao 33 m...
Hồ Latina nằm gần đường dẫn đi lên núi Cấm. Đây là một hồ nước còn hoang sơ và do quá trình khai thác đá đã vô tình tạo ra phong cảnh rất độc đáo. Hồ nước trong xanh và khá cạn, du khách có thể nhìn thấy tận dưới đáy hồ trong veo.
Cạnh hồ là những tảng đá lớn nằm ngổn ngang còn sót lại sau quá trình khai thác. Ngoài ra, ở hồ còn có một vách tường đá lớn có những đường dọc xẻ sâu như một bức bình phong khổng lồ. Đây cũng chính là điểm chụp ảnh sống ảo được nhiều du khách trẻ yêu thích.
Núi Ssập hay còn gọi là khu du lịch Thoại Sơn. Đây là quần thể du lịch gồm 2 cụm là khu vui chơi Thoại Sơn và đền thờ Thoại Ngọc Hầu.
Núi Sập có độ cao 85 m, đây là ngọn núi có phong cảnh đẹp với cánh đồng lúa bạt ngàn xanh mướt, và hồ nước trong xanh dưới chân.
Quanh hồ nước là khu du lịch hồ ông Thoại - địa điểm quen thuộc cho các chuyến dã ngoại của dân địa phương.
Tại điểm du lịch này, người ta dựng lên một tượng Thoại Ngọc Hầu cao 10 m với hình dáng đang chỉ tay về phía dòng sông Thoại Hà
Để vào tham quan, du khách cần trả 20.000 đồng/vé người lớn và 10.000 đồng/vé trẻ em.
Ngoài những địa điểm du lịch An Giang kể trên, du khách có thể tham khảo một số điểm vui chơi, thắng cảnh khác như làng văn hoá người Chăm, di chỉ Óc Eo, chùa Giồng Thành, khu Búng Bình Thiên, núi Cô Tô, nhà mồ Ba Chúc, Tri Tôn...
Có thể nói An Giang là mảnh đất đặt biệt nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vừa mang sự đặc trưng của vùng sông nước miền Tây với nhiều tôm cá, cây trái xum xuê. Nhưng cũng là nơi tập trung rất nhiềumón ăn đặc sản nổi tiếng ở miền Tây.
Trong các đặc sản khô An Giang như khô cá sặc, khô cá lóc, khô chạch… thì không thể không kể đến món khô nổi tiếng nhất của vùng huyện An Phú, đặc biệt là tại xã Vĩnh Hội Đông là khô rắn An Phú.
Hàng năm vào mùa nước nổi, các loại rắn nước ngọt như rắn nước, rắn ri, rắn bông súng,.. ở nơi đây sinh sôi và phát triển nhiều vô số kể. Cộng thêm rắn được người dân Campuchia mang sang đây bán. Nên người dân đã tìm cách chế biến để bảo quản lâu dài bằng cách làm khô.
Nói về cốm, thì từ lâu ở miền Bắc nổi tiếng với món cốm làng Vòng Hà Nội, thứ quà vặt gây thương nhớ cho bao thế hệ người dân Hà Thành. Nhưng ít người biết được ở miền Tây cũng có một món cốm tương tự cũng nổi tiếng không kém đó chính là cốm dẹp An Giang.
Cốm dẹp của người Khmer gắn liền với lễ hội cúng trăng Ooc om boc vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay nó đã trở thành món đặc sản của An Giang. Nên du khách sẽ dễ dàng được thưởng thức và mua về làm quà khi ghé An Giang, nhất tới Tp. Long Xuyên.
Tung lò mò là tên của một loại lạp xưởng, đặc sản dân tộc Chăm ở An Giang. Không giống các loại lạp xưởng khác được làm từ heo. Tung lò mò được làm hoàn toàn từ thịt bò (người Chăm ở An Giang phần lớn theo đạo Hồi nên không ăn thịt heo).
Ban đầu, các phần thịt vụn sau khi mổ xẻ thịt bò được người Chăm tận dụng làm tung lò mò để sử dụng trong gia đình. Sau dần, nó trở thành món đặc sản ở An Giang được rất nhiều người yêu thích không chỉ có người dân vùng miền.
Ngôi chợ vùng biên nổi tiếng này của An Giang ngoài các mặt hàng chúng ta thường thấy. Thì khi tới đây, du khách sẽ còn được chứng kiến nào là rắn, rết, nhện độc,… tới bọ rầy. Và trong số đó ấn tượng nhất là bò cạp.
Nói đến bún cá An Giang thì nhiều người sành ăn sẽ nghĩ ngay tới bún cá Châu Đốc – Món đặc sản An Giang nổi tiếng khắp nơi xa gần. Nhưng khi đến An Giang, bạn sẽ dễ nhận ra đâu đâu cũng có món bún cá không riêng gì ở huyện Châu Đốc mới có. Và nếu có dịp trải nghiệm, bạn sẽ nhận ra được dư vị khác biệt của mỗi nơi mỗi khác. Và bún cá Long Xuyên cũng mang trong mình cái dư vị rất riêng, riêng trong cái riêng của bún cá An Giang.
Cần phải nói thêm, ngoài côn trùng, An Giang còn được biết tới là cái rốn của lũ, và tất nhiên cũng là cái rốn của cá. Mỗi mùa nước nổi, cá về nơi đây rất nhiều. Bởi thế, bún cá là một hình thức chế biến món ăn từ cá của người dân An Giang. Và nếu có dịp về đây, đừng quên thưởng thức món bún cá nổi tiếng này nhé.