(Ảnh minh họa) |
Liên quan đến việc Bộ GTVT có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng tờ trình này đã "bỏ qua nhiều ý kiến góp ý về xe hợp đồng điện tử".
Đơn cử, Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết tại mục 5.1 của tờ trình có nêu: "...theo đề xuất của Hiệp hội Taxi Hà Nội và TP HCM, toàn bộ các phương tiện kinh doanh vận tải có sức chứa dưới 9 chỗ ứng dụng phần mềm tính tiền (bao gồm cả các phương tiện ứng dụng hợp đồng vận tải điện tử như đang hoạt động thí điểm hiện nay) phải là xe taxi".
"Chúng tôi không đồng ý với nội dung này. Bởi vì ngoài Hiệp hội Taxi Hà Nội và TP HCM còn có rất nhiều cơ quan quản lý cũng như dư luận cũng có quan điểm như chúng tôi", Hiệp hội này bày tỏ.
Phía Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng dẫn chứng một số đơn vị có cùng quan điểm như Sở GTVT Hà Nội, UBND TP Đà Nẵng, Sở GTVT TP HCM; UBND TP Hà Nội, đại diện Bộ Công thương, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam...
Đáng chú ý, Hiệp hội này cũng cho rằng trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 đã "đưa ra các điều kiện không công bằng".
Cụ thể, quy định về nhận diện đối với loại hình xe "Hợp đồng điện tử" rất mơ hồ trong khi quy định về nhận diện đối với xe "Taxi điện tử" (là loại hình tương tự) lại rất rõ ràng là phải gắn hộp đèn "Taxi điện tử".
"Taxi điện tử phải cung cấp quá nhiều thông tin cho hành khách trong khi hợp đồng điện tử thì lại quy định chung chung", Hiệp hội nhận định.
Taxi truyền thống chỉ ra 6 thất bại trong thí điểm 'xe công nghệ' |
Theo Hiệp hội Taxi Hà Nội, xe ô tô kinh doanh dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm điện tử nên quy định quản lý như xe taxi.
Được biết, tại khoản 6 Điều 3 của Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 có nêu: "Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách hàng; cước tính theo đồng hồ tính tiền hoặc thông qua phần mềm căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi".
Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm để tính tiền như hiện nay cũng có lịch trình theo yêu cầu của khách, giá cước tính theo ki lô mét và thời gian chờ đợi.
"Vì vậy đây chính là taxi điện tử", Hiệp hội Taxi Hà Nội nhận định.
Ngoài ra, đơn vị này cũng cho rằng các doanh nghiệp taxi đều đã có phần mềm điện tử để gọi xe. Phần mềm cũng báo trước lịch trình và giá cước, khách hàng cũng hoàn toàn có quyền lựa chọn như loại hình xe hợp đồng điện tử.
Vì vậy, Hiệp hội cho rằng không thể tồn tại hai khái niệm khác nhau cho cùng một hành vi thương mại với cùng một loại hình kinh doanh.
"Loại hình taxi điện tử và hợp đồng điện tử đều là loại hình kinh doanh mới, các cơ quan quản lý đang xây dựng khung pháp lý cho cả hai loại hình để quản lý.
Chương trình thí điểm xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử thực hiện theo quyết định số 24/QĐ-BGTVT.
Trải qua hơn 2 năm thí điểm, mặc dù đem lại những lợi ích nhất định cho ngành vận tải, nhưng còn rất nhiều những tồn tại, hệ lụy của nó là quá lớn so với thành quả.
Chúng tôi thấy rằng với nội dung của Dự thảo Nghị định trình Chính phủ lần này vẫn chưa quản lý được loại hình nói trên, thị trường vận tải tiếp tục nhiễu loạn, các doanh nghiệp taxi sẽ phá sản bởi sự bất bình đẳng quá lớn về điều kiện trong kinh doanh cũng như sự thiếu hợp lý trong chính sách quản lý", Hiệp hội Taxi thông tin.
Bộ trưởng Công an nêu giải pháp xử lý nạn cướp giật ở TP HCM |
Trao đổi với chúng tôi, Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng cho biết đơn vị này đã có kiến nghị Thủ tướng và các thành viên Chính phủ về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86.
Cụ thể, đơn vị này đề nghị "xếp loại hình Xe hợp đồng điện tử vào cùng loại hình với Taxi điện tử theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 của Nghị định".
"Chỉ như vậy mới dễ quản lý và đảm bảo sự công bằng", Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết.
Theo Hiệp hội, trường hợp không thể gộp chung 2 loại hình này được thì đề nghị quy định các điều kiện của xe hợp đồng điện tử giống như taxi điện tử.
Cụ thể là hai loại hình sẽ gắn hộp đèn hợp đồng điện tử và taxi điện tử. Không những thế, các quy định về điều kiện kinh doanh như phương tiện, người lái, người điều hành, trung tâm điều hành, chế độ báo cáo... sẽ tương đương nhau.
"Chúng tôi khẳng định rằng các kiến nghị nêu trên không hề ảnh hưởng đến việc đưa ứng dụng công nghệ vào hoạt động vận tải trong thời đại 4.0 mà ngược lại nó sẽ giúp cho việc quản lý tốt hơn, đảm bảo công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình vận tải, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng", Hiệp hội nhấn mạnh.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm được chất vấn: Có vụ nào tương tự Vũ 'nhôm' hay không?
Tại phiên chất vấn chiều 13/8, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã lên tiếng về vụ việc liên quan đến Vũ "nhôm". |
Vụ 'cấp 500 biển 80A, 80B cho doanh nghiệp': Bộ trưởng Tô Lâm lên tiếng
Bộ trưởng Công an Tô Lâm trả lời chất vấn của ĐBQH về vụ "cấp 500 biển số 80A, 80B cho doanh nghiệp". |
Đô thị 21:30 | 25/10/2019
Nhà đất 21:07 | 25/10/2019
Đô thị 14:33 | 25/10/2019
Đô thị 06:29 | 25/10/2019
Đô thị 17:02 | 24/10/2019
Đô thị 08:49 | 24/10/2019
Đô thị 07:35 | 24/10/2019
Đô thị 07:23 | 24/10/2019