Chuyện vợ chồng hiếm muộn: Đặt chuông hẹn giờ 'yêu', 'lâm trận' theo chỉ định bác sĩ |
Nhận được điện thoại từ một số lạ, chị Thu Lan, 32 tuổi, Hà Đông, còn chưa định hình là ai, thì người đầu dây bên kia đã tuôn một tràng: "Lan à, tớ là Linh đây, học cùng khóa đại học với cậu đây... Thứ 7 tuần sau tớ cưới, mời cậu tới chung vui".
Một lúc chị Lan mới nhớ ra Linh là ai, vì "tôi và cô ấy chỉ có một lần đi hát chung năm ba đại học", sau này gặp nhau trên giảng đường thì hỏi han vài câu.
"Tôi còn đang ú ớ chưa biết trả lời thế nào thì cô ấy đã nhắn nhủ 'nhớ phải đến đấy nhé, lâu lắm không gặp cậu, nhớ quá' như thể chúng tôi thân thiết lắm. Rồi còn hỏi địa chỉ công ty tôi để mang thiệp tới", chị Lan kể lại.
Vài ngày trước đám cưới, người nọ lại nhắn qua facebook với nội dung "nhớ đến không tớ giận". Chị Lan không muốn đi vì chẳng thân thiết gì, nhưng lại ngại vì cô bạn mời nhiệt tình quá nên đành làm phong bì, đến chúc mừng rồi về luôn.
Nhiều người nhận thiệp cưới dù đã chục năm không gặp chủ nhân. |
Ngọc Huyền, 26 tuổi, Mễ Trì, Hà Nội, hồi cấp ba thường xuyên đi làm mẫu ảnh, vì thế cô quen khá nhiều thợ ảnh, nhưng không phải ai cũng thân thiết.
"Cách đây vài ngày, có một anh gọi điện mời cưới, nói là từng chụp ảnh cho tôi 7 năm trước. Tôi thậm chí còn không nhớ nổi mặt anh thế nào", Huyền kể.
Cô gái trẻ cho biết từng nhận không ít lời mời "trời ơi đất hỡi" như thế, dù chỉ quen biết sơ sơ. "Vài tháng trước, một người bạn từng chụp mẫu với tôi 4 năm trước mời cưới. Tôi nửa đùa nửa thật là đang bận lắm, thế mà bị dọa 'nhớ đến, không anh sẽ tung mấy ảnh cười 'vô duyên' của em lên Facebook đó".
Nhắc lại chuyện bị mời cưới, anh Sơn Tùng, ở Bạch Mai, Hà Nội,
vẫn nhớ như in cái lần đang ngủ trưa thì nhận được điện thoại. "Anh ơi, em tên là Đức, em anh Hưng bạn anh hồi cấp hai đó, chiều nay đám cưới em. Anh ghé qua mừng cho em nhé". Nghe xong một hồi, anh Tùng từ chối luôn là mời gấp thế không đi được, nên chỉ chúc mừng.
"Tôi và anh của cậu ấy 7,8 năm không gặp, cũng không liên lạc gì. Nếu chân thành cũng phải mời từ trước, ít ra vài ngày, chứ sáng mời chiều đi, tôi có cảm giác như họ thiếu khách nên mới gọi tới chống cháy", anh Tùng chia sẻ.
Trên mạng xã hội mới đây, một người dùng chia sẻ chụp màn hình tin nhắn mời cưới khó xử. Người được mời còn không nhớ nổi tác giả lời mời là ai vì họ gặp nhau đúng một lần hồi đi học. Sau một hồi hỏi thăm, người này mới nhớ ra rằng cách đây khá lâu cậu bạn kia có làm thuyết trình một bộ môn với mình, chỉ là quan hệ xã giao và gặp nhau có một lần. Sau khi hỏi "lần ấy cậu có làm gì đâu?" thì ngay lập tức bên kia đã chặn luôn và không phản hồi lại.
Một Facebooker chia sẻ ảnh được mời cưới. Khi hỏi lại lập tức bị khóa luôn tin nhắn. |
Hai tháng chuyển đến công ty mới, Anh Ngọc, ở Hải Dương, chỉ tiếp xúc nhiều với những người cùng nhóm, còn lại người khác thường chỉ chào lịch sự. Thế nhưng cô thường xuyên nhận được tấm thiệp mời mà chủ nhân của nó cô mới chỉ biết mặt, chưa biết tên.
"Làm cùng công ty nên dù không quen mấy tôi vẫn phải gửi phong bì cho phải phép. Tháng có 3 cái đám cưới là mất khoản tiền kha khá", Ngọc kể.
Anh Ngọc Thành, một nhân viên văn phòng, TP HCM, cho biết mỗi lần thấy có bóng dáng ai đi mời đám cưới, anh lại nghĩ thầm trong bụng "đừng có mời tôi". Đó là bởi có những người cả năm anh chẳng nói chuyện, chỉ chào hỏi xã giao cũng tặng thiệp cưới. "Tháng nào tôi cũng mất tiền oan như thế vì nếu không đi sợ khó nhìn mặt nhau", anh chia sẻ.
Thời đại công nghệ nên nhiều người còn được mời cưới theo kiểu tag hay group trên mạng xã hội.
"Tôi thường xuyên được tag vào trong những dòng mời cưới có cả mấy chục người, nhìn mặt cô dâu chú rể chỉ thấy hơi quen quen. Tôi thấy kiểu mời đại trà này không thành ý chút nào", anh Lê Nam, 35 tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội, cho hay.
Chị Nguyễn Hương, 40 tuổi, ở Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội, chia sẻ: "Có lần đang ngồi ăn cơm, một em đồng nghiệp ban khác tới trách nhẹ nhàng 'sao hôm trước chị không đi đám cưới em, em tag mời chị rồi mà?'. Tôi chỉ biết cười trừ nói dối là đi công tác, chẳng lẽ lại bảo chị còn chưa nhớ tên em, mời kiểu đấy làm sao chị muốn đi".
Chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình TP HCM, cho biết, người Việt vốn tôn trọng lễ nghĩa nên khi nhận được những lời mời cưới không thân thiết, người nhận có thể cảm thấy bất ngờ, nhưng nên cư xử văn minh, khéo léo. Nếu không đi được, có thể gửi tiền mừng, nói lý do như bận việc, đi công tác... hoặc đơn giản là một lời chúc hạnh phúc. Trong công ty, nếu chỉ quen biết sơ sơ, không muốn đi ăn cưới, bạn có thể tìm người xung quanh để bỏ chung phong bì, vừa lịch sự, vừa đỡ tốn kém.
Chị Phương, 41 tuổi, ở Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết sau vài lần cố gắng đi các đám cưới "đại trà" như thế để vừa lòng người ta, song thấy không giải quyết được gì, cả về thắt chặt tình cảm hay kinh tế, chị đã mạnh dạn cắt bỏ, và thấy rất nhẹ nhàng. "Tôi chỉ cần bạn chất, không cần bạn đông", chị nói.
XEM THÊM
Giao tiếp gia đình, đừng coi nhẹ
Không ít người cho rằng, phép lịch sự chỉ để giao tiếp với người ngoài, còn vợ chồng thì nói gì, nói như thế nào ... |
Vì sao vợ, chồng nên có quỹ riêng?
Chuyện vợ chồng công khai tài chính là việc làm góp phần giữ vững hạnh phúc gia đình. Nhưng nhiều trường hợp một quỹ riêng ... |
Bí mật mà kẻ thứ ba nào cũng dễ dàng 'hạ gục' các bà vợ
Kẻ thứ ba luôn là mối lo ngại đối với các bà vợ trong hành trình giữ gìn hạnh phúc. Việc biết được bí mật ... |
Một khi đã hết yêu thì tờ giấy đăng ký kết hôn cũng trở nên vô nghĩa
Đàn ông cho dù tốt thì khi hết yêu, người vợ cũng không có ý nghĩa. Có những cặp đôi đến với nhau một cách ... |