Ngày mai công bố kết luận điều tra vụ 2 nữ sinh tử vong bất thường cạnh xe máy ở Hưng Yên | |
Nữ sinh đam mê ánh đèn sân khấu tiết lộ bí quyết giảm 9 kg trong 6 tháng |
Chỉ còn ít ngày nữa, nữ sinh Nguyễn Chí Phương Thanh (học sinh lớp 11D3, Trường THPT Lý Tự Trọng, TP. Nha Trang) sẽ bước vào năm học cuối cấp đầy căng thẳng.
Nguyễn Chí Phương Thanh và máy lọc nước vừa đạt giải Tư quốc gia. (Ảnh: Khải An) |
Tận dụng những ngày nghỉ hè, Phương Thanh dành nhiều thời gian để cải tạo máy lọc nước nhiễm phèn – vừa đạt giải Tư cấp quốc gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, để tinh gọn và hoạt động hiệu quả.
Nói về cơ duyên chế tạo máy lọc nước nhiễm phèn, em kể, hè năm lớp 8, trong một lần về quê ở Diên Khánh – Khánh Hòa thấy người thân phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn.
Màu nước vàng nhạt lợn cợn cặn, các đồ dùng sinh hoạt ám màu vàng sau một thời gian sử dụng khiến em ấn tượng mạnh nên ấp ủ ý tưởng sáng chế một hệ thống có thể làm sạch nước giúp bà con vùng quê.
Ý tưởng ấy cứ theo em nhiều năm liền nhưng vì còn nhỏ lại chưa có đủ kiến thức để bắt tay chế tạo.
Đến năm học lớp 10, khi ý tưởng và sự tự tin chín mùi cũng như được sự ủng hộ từ gia đình, em bắt tay vào việc chế tạo máy lọc nước.
Do thừa hưởng năng khiếu nghiên cứu khoa học từ người cha – chủ một công ty chế tạo các vật dụng từ Composite, cũng như được sự giúp đỡ của các thầy cô, Phương Thanh nhanh chóng triển khai ý tưởng của mình.
Bước đầu, cô học trò đi đến các địa phương trong và ngoài tỉnh để thu thập mẫu nước rồi gửi đi kiểm định chất lượng tại Viện Pasteur Nha Trang.
Hầu hết các mẫu nước đều chưa đủ tiêu chuẩn về nước sinh hoạt. Các chỉ số về Coliform, Fe, E.coli… ở hệ thống giếng khoan, giếng đào những nơi em lấy mẫu đều vượt chuẩn cho phép, thậm chí có chỉ số cao gấp 3 đến 6 lần càng làm em quyết tâm chế tạo máy lọc nước.
Nhưng từ ý tưởng đến thực tế là một câu chuyện dài. Những ngày đầu, để có đủ lượng nước thực nghiệm Thanh nhờ người quen gửi các thùng nước từ địa phương vào thành phố bằng xe buýt.
Máy lọc nước của Phương Thanh được đánh giá cao qua các cuộc thi và dễ ứng dụng vào thực tế. (Ảnh: Khải An) |
Bước đầu, Thanh thực hiện tất cả các bể lọc theo phương pháp thẩm thấu thuận (như cách người dân thường làm tại nhà để lọc nước), làm đi làm lại nhiều lần nhưng kết quả nước đầu ra vẫn không đạt chuẩn.
“Làm nhiều nhưng kết quả không được như mong muốn, nhiều lúc em cũng muốn bỏ cuộc nhưng nghĩ đến việc nhiều người vẫn sử dụng nước nhiễm phèn cộng với sự động viên của gia đình và thầy cô nên em tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp khác cho hệ thống lọc”, Phương Thanh nhớ lại.
Sau 12 tháng miệt mài nghiên cứu, với phương pháp thẩm thấu ngược, Thanh đã thực hiện thành công hệ thống xử lý nước nhiễm phèn.
Nói về máy lọc theo phương pháp thẩm thấu ngược, Thanh cho biết, hệ có cấu tạo đơn giản với 3 bể lọc.
Nước được bơm lên rồi phun mưa bằng vòi sen hoặc ống nhựa khoan lỗ để tăng diện tích tiếp xúc với không khí và xảy ra các phản ứng tạo thành cặn.
Các cặn này sẽ tách ra khỏi nước nhờ vào bể lắng và hệ thống lọc phía dưới. Sau đó, nước từ bể lắng được dẫn qua bể lọc thẩm thấu ngược.
“Phương pháp thẩm thấu ngược có ưu điểm giúp giữ ẩm bề mặt vật liệu lọc, tạo màng xúc tác kể cả khi nguồn nước bị cạn kiệt.
Ngoài ra, nước lọc sẽ được đẩy tiếp xúc đều trên toàn bộ bề mặt vật liệu lọc và dễ vệ sinh vật liệu lọc… Hệ thống còn có bể lọc trong và khử mùi (bể lọc thuận) giúp làm sạch nước đến 95%”, Thanh giải thích.
Phương Thanh dành nhiều thời gian để nghiên cứu về các phương án lọc mới. (Ảnh: Khải An) |
Theo cô nữ sinh trường THPT Lý Tự Trọng, chi phí cho một hệ thống xử lý nước nhiễm phèn chỉ khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng, công suất 1.000 lít/giờ, rẻ hơn nhiều so với ngoài thị trường.
“Các vật dụng để chế tạo rất dễ kiếm như thùng phuy, bồn chứa nước, cát, sỏi... Hệ thống này còn có thể dùng để xử lý nước sông, nước ao hồ và nước ngầm…”, cô nữ sinh cười hiền.
Với chiếc máy lọc nước, Phương Thanh đã đi dự thi và đạt giải Nhất cấp tỉnh cùng giải Tư cấp quốc gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh; giải nhất cuộc thi Sáng tạo các giải pháp bảo vệ môi trường dành cho học sinh các trường THCS, THPT tỉnh Khánh Hòa năm học 2017 - 2018.
Ban giám khảo cuộc thi đánh giá, hệ thống có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn chưa có nguồn nước máy.
Sau đó, em đã làm hệ thống bể lọc cho một số hộ gia đình ở các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Diên Khánh…
Ông Hồ Xuân Bình (Suối Cát – Cam Lâm – Khánh Hòa) cho biết, ở khu vực này nước bị nhiễm phèn nặng nhưng từ ngày sử dụng máy lọc của Phương Thanh thì có thể uống nước từ đầu lọc ra.
“Nước khu vực này phèn nặng nên rất tanh không sử dụng được trong sinh hoạt, giặt đồ cũng không được. Nhưng qua hệ thống của cháu Thanh gia đình chúng tôi có thể uống được nguồn nước từ hệ thống lọc.
Chúng tôi thường xuyên đi kiểm tra nước từ máy lọc nhưng chất lượng rất rốt. Từ khi được lắp đặt hệ thống lọc của cháu Thanh gia đình đã có nguồn nước tốt để sinh hoạt và chia sẻ nguồn nước này cho người dân trong vùng”.
Chỉ học hết lớp 8, anh nông dân thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm nhờ sáng chế máy móc
Dù chỉ mới học hết lớp 8, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã sáng chế ra nhiều loại máy móc, giúp người ... |
Chế tạo máy tuyển người học Văn, Văn học tuyển người học Toán và những ngành 'xét tuyển lạ' năm 2018
Nhiều trường đại học công bố đề án tuyển sinh năm 2018, trong đó nhiều ngành được xét tuyển bằng tổ hợp môn bất thường, ... |
Máy ép rác hữu cơ hộ gia đình 'made by sinh viên'
Thấy xe chở rác rỉ nước, bốc mùi trên đường, một nhóm sinh viên đã thử chế tạo máy xử lý rác hữu cơ ngay ... |
4 học sinh Bắc Giang chế tạo máy hút bọ xít ở vải thiều
Sử dụng ánh sáng và mồi bẫy sinh học để dẫn dụ các loại côn trùng, sản phẩm sáng tạo của nhóm học sinh trường ... |
Đô thị 11:30 | 23/10/2019
Đô thị 07:34 | 23/10/2019
Đô thị 16:14 | 22/10/2019
Kinh doanh 13:25 | 21/10/2019
Đô thị 18:40 | 19/10/2019
Đô thị 11:11 | 19/10/2019
Nhà đất 16:13 | 17/10/2019
Đô thị 16:52 | 14/10/2019