4 học sinh Bắc Giang chế tạo máy hút bọ xít ở vải thiều

Sử dụng ánh sáng và mồi bẫy sinh học để dẫn dụ các loại côn trùng, sản phẩm sáng tạo của nhóm học sinh trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang được vinh danh tại Festival "Sáng tạo trẻ" toàn quốc lần thứ X năm 2017.
 
4 hoc sinh bac giang che tao may hut bo xit o vai thieu Đề thi thử lần 1 THPT Quốc gia 2018 và đáp án môn Vật Lý THPT chuyên Thái Bình
4 hoc sinh bac giang che tao may hut bo xit o vai thieu Sự thật clip cô giáo cắm bản dạy học sinh vùng cao nhảy hút hàng trăm nghìn lượt xem
4 hoc sinh bac giang che tao may hut bo xit o vai thieu Học sinh TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán 15-16 ngày
4 hoc sinh bac giang che tao may hut bo xit o vai thieu Hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, xâm hại mỗi năm

Công trình sáng tạo “Máy bắt bọ xít và côn trùng gây hại” của 4 học sinh lớp 11: Lưu Toàn Thắng, Nguyễn Đức Việt, Đặng Minh Đan và Ngô Quang Tú được lựa chọn từ hàng trăm công trình sáng tạo của các bạn trẻ trên khắp cả nước. Tối nay (ngày 1/12), nhóm tác giả trẻ tuổi nhất này sẽ cùng với tác giả của 34 công trình sáng tạo khác sẽ được vinh danh trong sự kiện sáng tạo trẻ năm 2017 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

4 hoc sinh bac giang che tao may hut bo xit o vai thieu
Công trình máy bắt côn trùng nhận được sự đánh giá của của nhiều thầy cô giáo trong trường.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất là thủ phủ của vải thiều, đã khiến nhóm tác gỉa trẻ nảy sinh ý tưởng làm sao để có thể diệt được sâu bọ mà không cần phải sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Chia sẻ về ưu điểm so với nhiều loại máy khác trên thị trường, em Lưu Toàn Thắng cho biết: "Không giống với các loại máy bắt và diệt côn trùng khác, sản phẩm máy bắt sâu bọ mới này có khả năng bắt sống được bọ xít và nhiều loại côn trùng khác như ong, ruồi,... Nhờ việc bắt sống được côn trùng bằng phương pháp an toàn nên có thể sử dụng chúng để làm thức ăn cho gia cầm hoặc chiết thành mồi bẫy".

4 hoc sinh bac giang che tao may hut bo xit o vai thieu
Nhóm tác giả được trao thưởng tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Bắc Giang năm 2017

Cơ chế hoạt động của máy dựa trên việc sử dụng nguyên lý hoạt động Cơ –Lý – Hóa, sử dụng năng lượng từ pin mặt trời và ắc quy. "Ban ngày, máy dẫn dụ các loại côn trùng hại cây trồng bằng mồi chứa dung dịch pheromone. Dựa trên đặc tính của côn trùng luôn hướng về phía có ánh sáng, buổi tối, máy sẽ được thêm bộ phận để thắp bóng đèn. Phía dưới của máy có quạt hút để giữ lại những côn trùng đã dính bẫy", học sinh Đặng Minh Đan chia sẻ.

Theo nhóm bạn trẻ này, mồi sử dụng để dẫn dụ các loại côn trùng được trộn với dung dịch pheromone, an toàn với con người khi tiếp xúc nhưng có hiệu quả đặc biệt đối với những loại côn trùng.

Để tăng năng suất và hiệu quả sử dụng, máy được thiết kế có chiều cao 1,5m, rộng 0,7m nhưng khối lượng toàn máy chỉ nặng từ 7-8kg. "Do đó, máy có thể dễ dàng và tiện lợi để treo lên các tán cây nhãn, vải,... Với mỗi hecta cây trồng, chỉ cần sử dụng khoảng 5 máy", Minh Đan phân tích hiệu quả sử dụng sản phẩm của nhóm mình.

Chia sẻ về những thuận lợi trong quá trình chế tạo ra máy bắt bọ xít, Ngô Quang Tú cho biết: "Chúng em phải nghiên cứu nhiều tài liệu tiếng Anh, tiếng Trung về việc sử dụng bẫy pheromone bởi tài liệu của Việt Nam về việc sử dụng chất này ở dạng dung dịch đều không có. Thỉnh thoảng trong quá trình làm, các thành viên trong nhóm cũng nảy sinh một số bất đồng trong việc thiết kế cấu tạo máy, chất liệu thân máy và việc sử dụng năng lượng nhưng sau khi thải luận và nhờ thầy cô góp ý, nhóm đã có được ý kiến thống nhất".

Để cho ra đời máy hoàn chỉnh có vận dụng nguyên lý Cơ - Lý - Hóa, nhóm học sinh đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo dạy Vật lý, Hóa học trong trường. Sau hơn hai tháng, được các thầy cô góp ý, bổ sung, 4 bạn trẻ đã cho ra đời chiếc máy bắt bọ xít đầu tiên.

4 hoc sinh bac giang che tao may hut bo xit o vai thieu
Cô Minh Thu và nhóm tác giả trong lễ vinh danh.

Cô giáo Đặng Thị Minh Thu, giáo viên Hóa học đã trực tiếp giúp đỡ các em trong việc khảo sát và định hướng chế tạo ra công trình cho biết: "Có nhiều loại dung dịch có thể diệt được côn trùng, đặc biệt là bọ xít - loại côn trùng gây hại cho nhãn, vải trong thời kỳ thu hoạch. Tôi hướng dẫn các em thực hiện việc khảo sát các loại dịch chiết, từ đó chọn ra dung dịch pheromone để dẫn dụ côn trùng hiệu quả nhất".

Về ý nghĩa của việc sử dụng sản phẩm này trong nông nghiệp, bạn Ngô Quang Tú cho biết: "Việc sử dụng máy bắt bọ xít và côn trùng gây hại có thể diệt trừ triệt để các loại bọ xít và côn trùng gây hại cho cây trồng. Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó tăng giá thành sản phẩm đồng thời hướng nông nghiệp phát triển theo hướng xanh, sạch, và bảo vệ môi trường".

Ngoài sử dụng để diệt bọ xít, côn trùng cho cây nhãn, vải, sản phẩm có thể sử dụng trong việc bảo vệ các loại cây trồng khác khỏi côn trùng có hại. Cô giáo Minh thu cho biết: "Khi đưa sản phẩm để người dân ứng dụng trong các vườn cây đã nhận được sự đánh giá cao của người dân. Hiện tại, cây vải, nhãn không trổ lộc và hoa nên lượng bọ xít không nhiều. Do đó, máy chủ yếu được sử dụng để bắt côn trùng ở những vùng xen canh: cam, ngô, ruộng lúa giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu".

Sản phẩm máy bắt côn trùng của nhóm học sinh đến từ trường THPT Ngô Sỹ Liên được trao giải Nhì cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Giang năm 2017. Đồng thời được Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Tài năng trẻ (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) hỗ trợ 40 triệu đồng để thí điểm, nhân rộng và ứng dụng vào thực tế.

4 hoc sinh bac giang che tao may hut bo xit o vai thieu Sự thật clip cô giáo cắm bản dạy học sinh vùng cao nhảy hút hàng trăm nghìn lượt xem

Đặng Thị Oanh - một trong hai nhân vật trong clip được cư dân mạng gọi là "cô giáo cắm bản" thực tế mới đang ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.