35 dự án bị Thanh tra Chính phủ 'sờ gáy', Khánh Hòa siết việc thực hiện đấu thầu dự án

Thời gian tới Khánh Hòa sẽ nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, đồng thời tiến hành đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện đầu tư xây dựng theo qui định pháp luật.

Phát triển nóng

Những năm gần đây, Khánh Hòa được biết đến là một trong những địa phương có sự đột phá trong phát triển kinh tế. Năm 2018, Khánh Hòa thu ngân sách nhà nước đạt 21.875 tỷ đồng, vượt 49,2% so với dự toán và tăng 7,9% so với năm 2017.

HYP_1797

Các nhà cao tầng dọc đường đường Trần Phú như bức tường bê tông chắn khu đô thi bên trong với biển Nha Trang. (Ảnh: Khải An).

Trong đó, lãnh vực du lịch tiếp tục có sự tăng trưởng cao khi doanh thu năm 2018 đạt 20.524 tỷ đồng tăng 20,73% so với năm 2017. Kéo theo đó là hàng loạt bất động sản du lịch được xây dựng rầm rộ trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn thu hút nhiều nhà đầu tư lớn. Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, đã có 94 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.192 tỷ đồng.

Chính sự phát triển "nóng" trong thời gian vừa qua đã khiến địa phương xuất hiện tình trạng xây dựng trái phép và không phép. Đơn cử, theo báo cáo của UBND TP Nha Trang trong hai năm từ 2017-2018 trên địa bàn TP có 1.777 trường hợp xây dựng trái phép.

Trong đó có 509 trường hợp đủ điều kiện cấp phép nhưng không xin phép, 668 trường hợp không đủ điều kiện cấp phép (chiếm gần 57%).

Đặc biệt, do "nóng lòng" trong phát triển kinh tế đã dẫn đến tình trạng giao đất, chỉ định thầu và nhiều dự án liên doanh liên kết không qua đấu giá. Hiện có 35 dự án tại Khánh Hòa đang bị Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra và nhiều dự án sẽ bị thanh tra xây dựng thanh tra trong thời gian tới.

4208e5636a8d89d3d09c

Bức tường dự án Đồi Xanh sẽ bị cưỡng chế do xây dựng sai phép. (Ảnh: Khải An).

Chính việc xây dựng không phép, sai phép tràn lan khiến hơn 20 người đã thiệt mạng trọng trận sạt lở do mưa lũ hồi cuối năm 2018.

Tại cuộc họp HĐND hồi 4/2019, ông Lê Đức Vinh - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng nguyên nhân là do sự buông lỏng quản lý của chính quyền từ cấp xã, cấp huyện kể cả cấp tỉnh.

"UBND tỉnh cũng không kịp thời xử lý dứt điểm, triệt để, xử lý cán bộ có trách nhiệm liên quan để chấn chỉnh tình trạng này. Vấn đề này mặc dù trải qua nhiều thời kỳ nhưng tôi thấy rằng đây là trách nhiệm của các ngành các cấp", ông Vinh nhận định.

Sẽ thực hiện đấu giá, đấu thầu

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.

65367761_471226247026681_3760461970382258176_n

Nhiều dự án bị Thanh tranh Chính phủ thanh tra tại Khánh Hòa. (Ảnh: Khải An).

Theo đó, kế hoạch đề ra các nhiệm vụ như tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đồng bộ các quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và cụ thể hóa trong quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư cụ thể.

Bên cạnh đó, cân đối nguồn lực, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị; đảm bảo sự kết nối về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trong từng khu vực và toàn đô thị cũng như các khu vực phụ cận; từng bước thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát quá trình phát triển đô thị theo các bộ chỉ tiêu về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, nâng cao chất lượng đấu thầu để đảm bảo lựa chọn được đơn vị tư vấn lập qui hoạch có đủ năng lực. Thực hiện nghiêm túc đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo qui định pháp luật.

Đồng thời sẽ thực hiện nghiêm qui định pháp luật và các qui định của địa phương về việc lấy ý kiến của dân, cộng đồng, cơ quan tổ chức có liên quan khi lập, điều chỉnh qui hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các công tác lập, quản lý qui hoạch, quản lý hoạt động xây dựng. Xử lý nghiêm, kịp thời, dứt điểm các vi phạm tại địa phương.

cưỡng chế nhà xây trái phép (7)

Khánh Hòa nỗ lực lập lại trật tự xây dựng trong thời gian qua. (Ảnh: Khải An).

Liên quan đến tình trạng xây dựng trên địa bàn, tại buổi giao ban sáng 28/6, ông Lê Thanh Quang – Bí thư Khánh Hòa chỉ đạo, việc áp dụng các biện pháp như ngừng cung cấp điện, nước... đối với công trình lấn chiếm, xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu các văn bản quy định pháp luật hiện hành về những hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện, nước (một số điều, khoản còn hiệu lực thi hành trong Nghị định 137/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, Thông tư 30/2013/TT-BCT của Bộ Công thương...) để có cơ sở chỉ đạo Công ty CP Điện lực Khánh Hòa, Công ty Cấp Thoát Nước Khánh Hòa ngừng cung cấp điện, nước theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Có văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.

UBND thành phố Nha Trang tiếp tục chỉ đạo tăng cường tránh nhiệm quản lý địa bàn, chủ động và kiên quyết trong xử lý tình trạng xây dựng trái phép đối với các công trình, nhà ở trên địa bàn quản lý, trong đó có các khu vực đã được quy hoạch; lưu ý chỉ đạo các lực lượng chức năng, địa phương ngay khi phát hiện trường hợp vi phạm cần tiến hành lập biên bản, đình chỉ kịp thời vi phạm và xử lý nghiêm theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.