Không ai muốn khóc, sao để trẻ em mếu máo trên gameshow

Trên truyền hình ngày càng xuất hiện nhiều gameshow dành cho con nít, con nít là thí sinh. Có vẻ như các đài bắt đầu chú ý nhiều đến đối tượng tiềm năng này mà chưa quan tâm đến mặt tiêu cực của gameshow với tâm lý  trẻ...
khong ai muon khoc sao de tre em meu mao tren gameshow Đã đến lúc khán giả cần tẩy chay gameshow nhảm nhí!
khong ai muon khoc sao de tre em meu mao tren gameshow Sao Việt nào kiếm cát sê khủng nhất trên ghế nóng gameshow?

Xem qua chương trình dành cho các thí sinh nhỏ tuổi, gần đây, khán giả hẳn chưa quên hình ảnh cậu bé được đặt cho biệt danh "thánh nói", M. K. trong đêm chung kết Biệt tài tí hon (VTV3). M.K đã không đoạt giải cao, chịu thua trước các màn trình diễn múa, hát, tạp kỹ rất mang tính giải trí.

Khi công bố kết quả, bé khóc ngay, được hỏi, bé trả lời giám khảo trong nước mắt giàn giụa: "Con thấy các bạn đều xứng đáng, nhưng con nghĩ con được vào vòng trong rồi".

Với một cậu bé mới 4 tuổi, câu trả lời chứng tỏ sự thông minh. Nhiều người xem thì cảm thấy chạnh lòng, bởi khác hẳn sự vui vẻ, hồn nhiên thấy trước đây từ bé. Mà chẳng riêng M.K., các bé còn lại khi biết không đoạt giải cao đều khóc.

khong ai muon khoc sao de tre em meu mao tren gameshow
Các bé đoạt giải đêm chung kết Biệt tài tí hon - Ảnh: tư liệu

Tôn vinh quá đà và "mếu máo" đến thương

Sinh ra để tỏa sáng (VTV3) là chương trình đang được phát sóng những tập đầu tiên, chọn các em nhỏ được giới thiệu là giỏi về nghệ thuật làm huấn luyện viên cho các nghệ sĩ người lớn các bộ môn không thuộc sở trường.

Tuy nhiên gameshow này chưa thuyết phục khán giả nhiều bởi có những em nhỏ trình diễn còn chưa giỏi nói chi đến vai trò làm huấn luyện viên.

Dẫu biết chỉ là cuộc thi mang tính giải trí trên truyền hình, nhưng cách "tôn vinh", xưng danh như thế có thể ảnh hưởng đến tâm lí trẻ. Bởi các em đều được giới thiệu, khen ngợi như những người nổi bật, tài năng đặc biệt...

Thần tượng tương lai (HTV7) đang phát sóng tối thứ bảy hàng tuần, cứ mỗi tập kết thúc, khán giả lại chứng kiến những giọt nước mắt của các thí sinh nhí.

Các em được khen nhiều quá, rồi qua sự chọn lọc lại bị loại nên không khỏi buồn, hụt hẫng. Điều đáng nói, dường như giọt nước mắt của trẻ là "chiêu thức" của người làm chương trình.

"Chiêu thức" này thể hiện qua cách công bố kết quả như cố ý gây cảm giác căng thẳng cho thí sinh, khi MC nhấn nhá, kéo dài thời gian để gây hiệu ứng hồi hộp, bất ngờ, gay cấn.

Tội cho các cháu trưng ra khuôn mặt mếu máo, căng như dây đàn chờ đợi. Trên truyền hình, đoạn phim được quay chậm, thể hiện cận cảnh để thấy rõ biểu cảm của thí sinh nhí, phụ huynh, giám khảo...

Dù biết truyền hình thực tế, gameshow thì không hiếm cách thức lấy nước mắt khán giả như thế, nhưng với những đứa trẻ, cách này thật bất nhẫn bởi những hình ảnh này sau đó có thể khiến trẻ khó xử với bạn bè...

khong ai muon khoc sao de tre em meu mao tren gameshow
Không biết các bé đã hiểu hết những gì đang diễn ra quanh mình? - Ảnh: tư liệu

Chuyện trẻ con mà người lớn cũng mất lòng nhau

Đưa con đến với các cuộc thi hẳn phụ huynh nào cũng tự tin con có tài, biệt tài. Bởi thế, từ suy nghĩ đến lời nói, hành động của những người lớn xung quanh: gia đình, giám khảo, khán giả... khiến những đứa trẻ non nớt nghĩ bản thân thật tài giỏi, thật đặc biệt.

Không ít trẻ vì thế thể hiện tính hiếu thắng, nghĩ mình là giỏi nhất, giỏi hơn các bạn. Thế nên, khi kết quả không như ý muốn, trẻ không khỏi thất vọng. Và theo phản ứng bản năng, là khóc ngay trên sân khấu, có thể phản ứng tiêu cực, thậm chí không còn tự tin với bản thân.

Lại nữa, mỗi cuộc chơi đều có tiêu chí, luật chơi riêng, phụ huynh chấp nhận cho con tham gia là đã đồng ý với các điều khoản. Kì vọng quá nhiều nên kết quả các cuộc thi đều gây dư luận trái chiều.

Người lớn thể hiện tính ăn thua đủ nhất. Không khó để nhận ra những bình luận gay gắt trên mạng sau những cuộc thi. Chuyện của con trẻ nhưng người lớn lại làm mất lòng nhau, xúc phạm nhau.

Tôi nhớ một câu trong Hoàng tử bé - truyện thiếu nhi kinh điển của nhà văn Antoine de Saint-Exupéry: những người lớn thuở ban sơ từng là những đứa trẻ, nhưng khi lớn lên họ đã quên mất điều đó. Chúng ta ai cũng từng không muốn phải khóc, sao lại để các cháu bé khóc trước hàng triệu người lạ?...

khong ai muon khoc sao de tre em meu mao tren gameshow
Một ca sĩ "nhí'" buồn trong một gameshow

Khi trả lời phỏng vấn trên báo, bố của bé M.K. khẳng định nhất quyết không cho con thi gameshow nữa. Anh cho biết bé tham gia gameshow mất khá nhiều thời gian, ít nhất 15, 16 ngày và đôi khi phải nghỉ học.

Phụ huynh theo chăm lo cũng phải xin nghỉ để dành thời gian theo lịch trình quay. Có lúc, các bé được ghi hình vào 11h đêm, thời gian không thích hợp cho trẻ nhỏ... Bố của M.K cũng lo lắng con được khen nhiều, gọi bằng biệt danh sẽ ảnh hưởng đến tâm lí, tính cách... đúng là mất nhiều hơn được khi tham gia gameshow...

Đây là trường hợp điển hình nhất, một bài học quí của gia đình và để các bậc phụ huynh khác tham khảo. Trước khi quyết định chấp nhận cho con em tham gia gameshow, phụ huynh nên tìm hiểu kĩ thế mạnh của bé, cẩn trọng lường trước được tác động của chương trình với trẻ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.