Không nên giới hạn xã hội hóa đầu tư chỉ 3 sân bay

Các bộ Tư pháp, Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT), Tài chính, Xây dựng... vừa có văn bản góp ý cho báo cáo định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không (CHK) của Bộ GTVT.
Không nên giới hạn xã hội hóa đầu tư chỉ 3 sân bay - Ảnh 1.

Nhiều hãng hàng không bày tỏ mong muốn xã hội hóa hạ tầng cảng hàng không. (Ảnh: Độc Lập)

Cụ thể, về đề xuất của Bộ GTVT chỉ xã hội hóa đầu tư toàn cảng với 3 sân bay (Sa Pa, Lai Châu, Quảng Trị), với 22 sân bay hiện do Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) quản , khai thác và sân bay Long Thành thì không thực hiện xã hội hóa toàn cảng, Bộ Tư pháp đề nghị cần đánh giá tổng thể về năng lực và hiệu quả quản của ACV với 22 sân bay. Với các CHK không phải cảng quan trọng, thiết yếu mà nhà nước cần đầu tư, sở hữu và ACV quản không hiệu quả, trong khi các nhà đầu tư tư nhân quan tâm, thì nên mở rộng thực hiện xã hội hóa toàn bộ.

Ngoài ra, với đề xuất chỉ xã hội hóa một số hạng mục không thiết yếu tại 22 CHK do ACV chủ trì thực hiện, Bộ Tư pháp cho rằng cần làm rõ cơ sở pháp của kiến nghị này vì ACV chỉ là một công ty cổ phần, không phải công ty nhà nước để thay mặt nhà nước thực hiện lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư, xây dựng, nâng cấp sân bay. Việc lựa chọn nhà đầu tư phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả.

Trong khi đó, Bộ KH-ĐT đề nghị không giới hạn danh mục CHK có thể kêu gọi xã hội hóa. Việc xác định một CHK, công trình kết cấu hạ tầng cảng kêu gọi xã hội hóa đầu tư cần dựa trên nhu cầu theo quy hoạch được duyệt và khả năng cân đối nguồn vốn.

Góp ý cho báo cáo của Bộ GTVT, Bộ Tài chính cho rằng ACV hiện là công ty cổ phần nên đã gặp nhiều vướng mắc trong quá trình quản sân bay (đầu tư, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục kết cấu hạ tầng). Vì thế, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu định hướng xã hội hóa đầu tư theo hướng: với hạng mục công trình đường lăn, đường cất hạ cánh do nhà nước đầu tư; với nhà ga và các công trình phụ trợ thì thực hiện xã hội hóa, doanh nghiệp tư nhân làm. Đồng thời để đảm bảo công khai minh bạch, Bộ GTVT cần làm rõ vì sao lại đề xuất giao “nhiều quyền” cho ACV (đầu tư 22 cảng và chủ trì tổ chức xã hội hóa các hạng mục không thiết yếu tại 22 cảng này).

Trong khi đó, các hãng hàng không đều bày tỏ mong muốn xã hội hóa hạ tầng CHK. Vietnam Airlines cho biết sẵn sàng tham gia, phối hợp cùng ACV đầu tư xây dựng CHK, đặc biệt các hạng mục mà doanh nghiệp này có kinh nghiệm như kho chứa máy bay, kho xăng dầu, khu vực phục vụ hành khách, kho hàng hóa, sân đỗ... Vietjet đề xuất đẩy mạnh phương thức xã hội hóa đầu tư xây dựng CHK, cho phép xã hội hóa một phần hoặc toàn phần trên toàn bộ mạng CHK.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.