Khu công nghiệp sinh thái - nền tảng thu hút công nghiệp công nghệ mới

Phát triển KCN sinh thái, KCN xanh và bền vững tại TP Hải Phòng được coi là giải pháp hữu hiệu để góp phần hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam đã đưa ra với những cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng "0" - Net Zero vào năm 2050.

Hiệu ứng tích cực

Chương trình hành động số 76 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó xác định giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến Hải Phòng sẽ triển khai xây dựng thêm 15 Khu công nghiệp mới với tổng diện tích trên 6.200 ha...

Hải Phòng hiện có KCN Deep C và KCN Nam Cầu Kiền đang triển khai thí điểm xây dựng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, bước đầu mang đến những hiệu quả, hiệu ứng tích cực.

DEEP C được biết đến là một thương hiệu KCN có tiếng tại Việt Nam, với hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại cùng với các dịch vụ tiện ích chất lượng cao, hỗ trợ cho hơn 160 dự án đầu tư thứ cấp với tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ USD, bao gồm nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao, góp phần đáng kể vào sự phát triển công nghiệp và kinh tế của địa phương.

Theo ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Tổ hợp KCN át triển bền vững, bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Điều này giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho các Khu công nghiệp đang định hướng trở thành Khu công nghiệp sinh thái như DEEP C trong hoạt động thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Với mô hình kết hợp Khu công nghiệp chất lượng cao với hạ tầng cảng nội khu và các tiện ích xanh, bền vững, DEEP C được coi là một dự án đầu tư thành công điển hình của châu Âu và Việt Nam.

Kể từ những năm đầu tiên đi vào hoạt động, DEEP C đã khẳng định mình là một đơn vị phát triển tổ hợp khu công nghiệp và hạ tầng cảng hàng đầu quanh khu vực cụm cảng nước sâu Lạch Huyện, Hải Phòng. Trong suốt 26 năm phát triển, DEEP C đã chứng minh được những cống hiến lâu dài cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trên chặng đường hướng tới phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec (chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền) cho biết, Shinec đã trở thành một trong những nhà đầu tư Khu công nghiệp hạ tầng của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung đi tiên phong trong việc xây dựng Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (trải dài trên địa bàn 4 xã Kiền Bái, Thiên Hương, Lâm Động, Hoàng Động thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), phát triển theo định hướng Khu công nghiệp sinh thái, với quan điểm xuyên suốt là đầu tư bền vững, đầu tư cho tương lai phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Tính ưu việt của mô hình doanh nghiệp cộng sinh trong Khu công nghiệp là vòng tuần hoàn khép kín trong chu trình sản xuất.

Theo đó, không có chất thải ra khỏi Khu công nghiệp, đầu vào của doanh nghiệp này là chất thải của doanh nghiệp khác, tất cả đều được sản xuất bằng nguyên vật liệu có thể tái tạo. Đó là hệ sinh thái không có chất thải để phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, chi phí vận tải và rất nhiều chi phí lưu thông để đem lại lợi nhuận tối đa cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất. Phấn đấu đến hết năm 2024, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền sẽ trung hòa được rác thải. Hiện tại, Nam Cầu Kiền đã có gần 90 nhà đầu tư đồng hành. 

Theo ông Phạm Hồng Điệp, hiện tại ngoài Nam Cầu Kiền tại Hải Phòng, Shinec đã phát triển thêm 2 mô hình Khu công nghiệp sinh thái tại Gia Lai và Hậu Giang, hướng tới sẽ nhân rộng mô hình này tại Quảng Ninh, Thái Bình, Khánh Hòa. Shinec mong muốn lợi ích mà Khu công nghiệp mang lại sẽ không chỉ là giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn là môi trường sống trong lành cho cộng đồng dân cư xung quanh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, với tiêu chí "kinh doanh trên đất, trả lại cho đất". 

Giải pháp mang tính chiến lược 

Tại Diễn đàn "Liên kết phát triển khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông" vừa diễn ra ngày 31/8/2023, ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C chia sẻ, với cam kết Việt Nam đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia tham vọng nhất về chuyển đổi năng lượng. Việc ngừng sử dụng than sẽ là một thách thức đòi hỏi nỗ lực rất lớn và các lựa chọn lớn mang tính chiến lược.

Tại Việt Nam, riêng ngành công nghiệp và ngành năng lượng, mỗi ngành đã chiếm khoảng 30% tổng lượng khí phát thải nhà kính. Do đó, ông Bruno Jaspaert cho rằng các Khu công nghiệp phải đóng vai trò là một trong những giải pháp. 

Để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng theo hướng phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, DEEP C đã đưa ra một số đề xuất; trong đó thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của khối tư nhân và thiết lập khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ. Đặc biệt có các hướng dẫn và chính sách nhằm tạo điều kiện cho các Khu công nghiệp có thể thực hiện các sáng kiến phát triển năng lượng tái tạo một cách thuận lợi. Ngày nay, rất nhiều tỉnh, thành phố vẫn phản đối việc các Khu công nghiệp thành lập công ty phân phối điện riêng của họ, do đó nên có hướng dẫn rõ ràng hơn về vấn đề này.

Bên cạnh các dự án điện mặt trời áp mái và điện gió đang triển khai, DEEP C cũng đang tích cực trao đổi với các đối tác về khả năng khai thác các dự án điện gió trên biển, lưu trữ điện, sinh khối, LNG và sản xuất năng lượng mặt trời tại các bãi rác đã đóng cửa. DEEP C mong muốn được Trung ương và địa phương hỗ trợ cho những nỗ lực này.

Để gắn mục tiêu chuyển đổi năng lượng với các mục tiêu khác trong chiến lược phát triển bền vững, mô hình phát triển Khu công nghiệp sinh thái phải được quan tâm và hỗ trợ về khung pháp lý để hiện thực hóa các sáng kiến, xóa bỏ các rào cản trong quá trình thực hiện. Để kêu gọi được sự tham gia của các Khu công nghiệp, cần xem xét các chính sách và ưu đãi hỗ trợ khả thi hơn cho mô hình Khu công nghiệp sinh thái.

Ông Trương An Dương, Giám đốc điều hành khu vực phía Bắc và khối bất động sản nhà ở Frasers Property Vietnam chia sẻ, với cam kết Việt Nam đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các nhà đầu tư đẩy nhanh phát triển xanh và bền vững thông qua việc lập định hướng và chiến lược rõ ràng trong chuẩn bị nguồn lực về tài chính, nguồn lực về khoa học - công nghệ, kỹ thuật. Qua đó, từng bước chuyển đổi theo hướng phát triển carbon thấp đáp ứng yêu cầu về mặt thực tiễn trong thời gian tới, đặc biệt là tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Hiện thực hóa khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam, nguyên tắc chính để các nhà đầu tư thực sự đạt được mục tiêu phát triển bền vững là mang đến các giải pháp xanh, có trách nhiệm, đảm bảo các tiện nghi phục vụ sức khỏe con người và đảm bảo phúc lợi xã hội.

Để thực sự hiệu quả, một dự án tốt phải được xây dựng và vận hành tốt cả phần cứng và phần mềm. Đối với phần cứng, các dự án cần được thiết kế với thông số kỹ thuật và phương châm lấy khách hàng làm trung tâm, mang lại hiệu quả vận hành tối đa và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai. Đối với phần mềm, tập trung vào yếu tố con người, nâng cao nguồn nhân lực và hướng tới dịch vụ hoàn hảo.

Quyết định số 323/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó xác định phát triển các Khu công nghiệp công nghệ cao, Khu công nghiệp sinh thái. Khi các Khu công nghiệp này được hình thành sẽ là nền tảng thu hút được công nghiệp công nghệ mới, hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp về nghiên cứu, thiết kế và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao của các doanh nghiệp Việt Nam và từ các nước trên thế giới...

Trong 8 tháng của năm 2023, Hải Phòng thu hút 2.032 triệu USD, tăng 2,33 lần so với cùng kỳ, đạt 101,6% so với kế hoạch năm. Trong đó, cấp mới 39 dự án với vốn đầu tư 439 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn 28 dự án với vốn tăng thêm 1.593 triệu USD.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.