“Cô đếm số” bởi không học thoại chỉ biết đếm 1,2,3… “anh mặt nạ” chỉ quay cảnh đặc tả còn cảnh quay khác dùng thế thân, đây là hiện tượng tiêu cực của giới diễn viên Trung Hoa.
Phim Trung Quốc lừa gạt, dùng mặt nạ da người thay diễn viên | |
Khó tin chuyện diễn viên phải sex thật trên phim | |
Gia cảnh nghèo khó của diễn viên bán nước mía Hà Việt Dũng |
Diễn viên trẻ lạm dụng thế thân đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong giới làm phim Trung Quốc - Ảnh: Ifleng |
“Nghe nói có hot boy đóng phim thời gian cậu ta dành cho đoàn phim quá ít ỏi, khiến đạo diễn không còn cách nào khác, đành phải đặt làm hai cái mặt nạ, ngoài những lúc quay cận cảnh, tất cả cảnh quay liên quan đến cậu ta đều dùng một người khác đeo mặt nạ giống cậu để đóng thế thân”. Đoạn tin này đăng trên weibo đã gây tranh luận sôi nổi từ phía khán giả.
Các cụm từ “anh mặt nạ”, “cô chữ số” và “diễn viên không khí” để chỉ những diễn viên lạm dụng thế thân, không chịu học thuộc lời thoại, đến trễ về sớm... một lần nữa thu hút sự quan tâm.
“Anh mặt nạ” - Quay hành động là dùng thế thân
Diễn viên sử dụng thế thân đã có từ rất lâu, nhưng lúc đầu chỉ là dùng khi đóng cảnh hành động hoặc trong những cảnh quay đặc thù - Ảnh: Ifleng |
Thật ra, diễn viên sử dụng thế thân không phải chuyện mới, ban đầu chỉ dùng khi đóng cảnh hành động nguy hiểm đặc thù, chủ yếu để bảo vệ an toàn cho diễn viên. Nhưng ngày nay, thế thân đã phát triển thành rất nhiều loại như: thế thân quay cảnh khỏa thân, thế thân quay cảnh quỳ gối, thế thân quay cảnh ăn, thế thân quay cảnh lưng…
Thậm chí hiện tại trên phim trường Trung Quốc, ngoài những cảnh quay cận mặt hay cảnh đặc tả, hầu hết các cảnh quay khác đều do thế thân thực hiện. Đạo diễn Dương Thụ Bàng cho biết có rất nhiều diễn viên trẻ không đóng nổi cảnh hành động.
Thành Long cũng từng than thở: “Đóng cảnh hành động cần phải biết võ thuật căn bản, bây giờ rất nhiều diễn viên vì tranh thủ thời gian chạy show, tìm đến các võ quán học được mấy động tác đã bỏ về, lúc đóng phim thì nhờ thế thân. Quá đáng nhất còn có người nhờ thế thân thực hiện tất cả cảnh hành động, khi quay xong thì dùng kỹ xảo để ghép mặt vào”.
Thành Long từng than thở việc diễn viên trẻ nhờ thế thân để hoàn tất cảnh hành động - Ảnh: Ifleng |
Trong thông báo của một đoàn phim do dân mạng tiết lộ, ngoài việc dùng thế thân cho cảnh quay hành động, thế thân cảnh quay bình thường cũng được xếp kín lịch, phần cảnh quay do diễn viên tự diễn vô cùng hạn chế.
“Cô đếm số” - Tất cả lời thoại đều đọc 1, 2, 3, 4, 5…
“Tôi đã từng phải làm việc cùng một nữ diễn viên khi đóng phim không ghi nhớ lời thoại, sau khi bạn diễn nói hết lời thoại, cô ta liền nói 1, 2, 3, 4, 5… để thay thế (sau này lồng tiếng sau), thậm chí bản thân còn không chịu diễn thử, để trợ lý diễn thay” - Đạo diễn Kim Tinh từng lên án “cô đếm số” trên một talkshow truyền hình như thế.
Nữ diễn viên Lưu Đào xác nhận: “Trong một cảnh phim cổ trang, khi tôi diễn cặp với một hot girl thế hệ 8x đời cuối, cô ấy chỉ đứng bên cạnh đọc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7... khiến tôi cảm thấy quá kinh khủng”.
Một số trường hợp tương tự khác, dù không đọc số, nhưng biết sẽ lồng tiếng hậu kỳ, không hiếm diễn viên khi nói lời thoại bị vấp hoặc quên thoại cũng không chịu quay lại lần nữa. Diễn viên lồng tiếng nổi tiếng Quý Quán Lâm tiết lộ:
“Rất nhiều dễn viên trẻ lúc đóng phim chỉ biết đọc lời thoại, không chút cảm xúc, đáng sợ hơn là kịch bản rõ ràng yêu cầu anh ta khóc thì anh ta lại cười. Gặp phải những diễn viên như vậy, đối với diễn viên lồng tiếng thật sự là một tai họa”.
“Diễn viên không khí” - Chưa đóng xong phim đã bỏ về
Diễn viên khi đóng phim gặp bạn diễn giỏi sẽ càng giỏi hơn, bạn diễn càng phối hợp tốt, hiệu quả diễn xuất càng cao. Nhưng những lúc ống kính không quay trúng mình, có một số diễn viên lại lười biếng trốn việc để khỏi phối hợp.
Nữ diễn viên Trương Tịnh Sơ cho biết, mấy năm gần đây khi đóng phim thường bị buộc phải diễn tay đôi với không khí, vì bạn diễn có việc đã về trước.
Nam diễn viên Nghiêm Khoan cũng từng tức giận nã pháo trên weibo: “Một diễn viên nhí không học lời thoại, ảnh hưởng đến cảnh quay chung với bạn diễn, còn khoái chí cười không ngừng, trong lúc quay thật còn cố ý quấy nhiễu khiến bạn diễn không tập trung hoàn thành được đoạn thoại dài”.
Nhĩ Đông Thăng - đạo diễn Thần kiếm từng công khai tuyên bố: “Tuyệt đối không dùng các diễn viên cùng lúc đóng nhiều phim…” - Ảnh: Ifleng. |
Đạo diễn Nhĩ Đông Thăng từng công khai tuyên bố: “Tuyệt đối không dùng các diễn viên cùng lúc đóng nhiều phim, những diễn viên thật sự có đạo đức nghề nghiệp sẽ không bao giờ cùng lúc tham gia 2 đoàn phim, hoặc cùng lúc đi làm những việc khác như chạy show, quảng cáo, dự sự kiện…”.
Diễn viên không trọng nghề nghiệp, hồi chuông cảnh báo
Thật ra, khi diễn viên không trọng nghề nghiệp đã trở thành hiện tượng phổ biến thì không còn là vấn đề đạo đức của một người hay của một nhóm người nữa, mà cả giới làm phim đều nên bị lên án.
Lấy việc lạm dụng thế thân làm ví dụ, diễn viên không đích thân đóng phim chẳng qua chỉ vì mấy lý do sau: Một là sợ bị thương, diễn viên không có võ thuật cơ bản, đoàn phim cũng không muốn phải chi trả số tiền bồi thường lớn sau khi diễn viên bị thương, dùng thế thân hai bên đều có lợi.
Hai là không có thời gian, diễn viên tham gia chương trình truyền hình kiếm được nhiều tiền hơn so với quay phim, cũng nhanh chóng nổi tiếng hơn, nên không ít diễn viên đã chọn cách… “phân thân”, còn đoàn phim để theo kịp tiến độ cũng chia ra nhiều tổ quay cùng lúc ghi hình, những cảnh không nhìn rõ mặt thì dùng thế thân, hai bên đều đỡ mất thời gian.
Lưu Đào từng bị sốc vì hot girl đếm số - Ảnh: Ifleng |
Ba là không đủ kinh phí, đạo diễn nổi tiếng như Phùng Tiểu Cương đương nhiên có thể yêu cầu Phạm Băng Băng 3 tháng liền không được xin nghỉ, mỗi cảnh quay đều phải tập luyện trước. Nhưng, phần lớn nhà sản xuất đều muốn dựa vào các diễn viên ngôi sao để mang lại doanh thu phòng vé và hiệu ứng tuyên truyền, nên khi làm phim với nguồn kinh phí eo hẹp thì phải thua ngôi sao.
Đằng sau tất cả những hiện tượng tiêu cực trên, có lẽ nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển bong bóng của nền điện ảnh truyền hình Trung Quốc. Theo thống kê, năm 2015 ngành truyền hình Trung Quốc sản xuất 16.000 tập phim, nhưng phát sóng chỉ được 9.000 tập; năm 2016 sản 700 bộ phim, nhưng chỉ phát sóng được khoảng 400 bộ.
Việc làm phim nở nồi khiến cát sê của diễn viên tăng cao, một số ít diễn viên nổi tiếng còn trở thành đối tượng để nhà sản xuất tranh giành mời mọc. Khi ngành điện ảnh truyền hình đã trở thành trò chơi kim tiền, việc đơn giản như yêu cầu diễn viên toàn thời gian có mặt ở phim trường, toàn tâm toàn ý cho diễn xuất hiển nhiên đã không còn nữa.