Gia đình cuối cùng giữ 'bí kíp' làm mặt nạ giấy bồi ở đất Hà Thành

45 năm với nghề, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa là những nghệ cuối cùng giữ “bí kíp” làm mặt nạ giấy bồi - món đồ chơi từng được yêu thích dịp Tết Trung thu.
Cặp vợ chồng cuối cùng lưu giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi 45 năm gắn bó với nghề, ông Nguyễn Văn Hòa (64 tuổi) cùng vợ Đặng Hương Lan (60 tuổi) ở phố Hàng Than (Ba Đình, Hà Nội) là gia đình duy nhất còn lưu giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi.

Trên căn gác chưa đầy 15 m2 ở ngôi nhà cổ cuối phố Hàng Than (Ba Đình, Hà Nội), ông Nguyễn Văn Hòa (64 tuổi) cùng vợ Đặng Hương Lan (60 tuổi) tất bật hơn với những chiếc mặt nạ giấy bồi khi Tết Trung thu tới gần.

Mọi phần của căn gác từ lan can, mái tôn đến khoảng hành lang rộng hơn 1 m đều trở thành nơi làm việc, tạo khuôn.

“Mấy chục năm rồi cứ ngồi làm đây, mọi chỗ trống chỉ để mặt nạ, làm lâu dần cũng quen, chật chội một chút nhưng không sao, đủ xoay người là được”, bà Lan cười nói.

Tình yêu không thể chối bỏ

10 tuổi, bà Lan được bố mẹ truyền nghề. Ngày đó, dọc con phố cổ Hà Nội, hàng chục nóc nhà đâu đâu cũng treo mặt nạ chú Tễu, ông Địa, Thị Nở… Họ coi nghề tạo hình nhân vật dân gian bằng giấy báo là "cần câu cơm" nuôi cả gia đình.

Lập gia đình, bà Lan vẫn cùng chồng tiếp tục theo nghề bố mẹ để lại. Với họ hình hài những chiếc mặt nạ như một "tình yêu không thể chối bỏ".

gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh

Hơn 45 năm tuổi nghề, nhưng với vợ chồng duy nhất còn giữ bí kíp tạo hình thù nhân vật dân gian bằng giấy báo cũ và bột sắn, chưa bao giờ ngọn lửa nghề ấy vụt tắt.

Từng là công nhân xí nghiệp nhà máy giấy, do mất sức lao động, bà Lan sớm về nghỉ hưu. Ông Hòa chồng bà là cán bộ Nhà nước, cũng về hưu hơn 10 năm nay với số lương ít ỏi. Ngày trước, làm mặt nạ giấy bồi chỉ là nghề phụ của cặp 2 vợ chồng.

Họ làm phần vì để có thêm đồng ra đồng vào lo bữa ăn cho 4 thành viên, thêm học phí cho hai con nhưng cái quan trọng hơn là để nghề không tắt lửa. Và nay, khi đã nghỉ hưu, 2 ông bà dành trọn thời gian và tình yêu với từng mảnh giấy bồi, con mực và nét vẽ cho từng khuôn hình.

“Nó là nghiệp chứ không còn là nghề kiếm tiền. Nghề này gian truân và vất vả lắm. Làm ra chiếc mặt nạ vừa đẹp, vừa có hồn không chỉ làm bằng tay nữa mà phải dùng cả tình yêu, cái tâm với nghề thì mới có sản phẩm đẹp nhất”, bà Lan nói.

Người nghệ nhân có hàng chục năm trong nghề khẳng định mặt nạ giấy bồi là sản phẩm an toàn, thân thiện nhất hiện nay. Với 22 chiếc khuôn đúc bằng xi-măng, cùng giấy vở qua sử dụng, giấy bìa và bột sắn, màu vẽ, mấy chục năm nay vợ chồng ông Hòa đã cho ra đời những hình hài nhân vật đẹp mắt, mang thần thái riêng biệt.

gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh
gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh
gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh
gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh
gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh

Để có sản phẩm đẹp, người nghệ nhân phải lựa chọn từng nguyên liệu và tỉ mỉ trong từng công đoạn. (Ảnh: Phạm Trường)

“Nghề này phải tỉ mỉ từng công đoạn mới đẹp được, nếu làm ẩu thì mặt nhăn nhó, không còn cái hồn vốn có. Mặt nạ phơi khô thì vẽ nhưng không được vội vàng vì nếu nét vẽ không chuẩn sẽ xấu ngay”, ông Hòa chia sẻ.

Một chiếc mặt nạ hoàn chỉnh trải qua nhiều công đoạn, từ chọn bột sắn nấu hồ đến chọn giấy báo cũ. Giấy báo xé nhỏ sẽ được xếp chồng 5-6 lớp vào khuôn đúc để tạo hình. Khi hình phôi cứng, sắc nét mới đem phơi khô rồi mới vẽ, sơn trang trí cho từng mẫu.

Hàng chục năm gắn bó với nghề, vợ chồng ông Hòa tự tạo dựng cho mình thương hiệu truyền thống, mà khi nhắc đến mặt nạ giấy bồi, ai ai cũng biết đến cơ sở cặp vợ chồng lớn tuổi ở phố Hàng Than.

Theo ông Hòa, mỗi ngày vợ chồng ông chỉ làm được 10-15 chiếc. Sản phẩm làm ra phức tạp, tỉ mỉ là thế song chỉ bán với giá 30.000 đồng/chiếc.

Những ngày lễ tết, Trung thu số lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn, có lúc lên đến 2.000 chiếc nhưng giá bán không tăng.

Nhiều người mua mặt nạ vì tò mò đã đến tận nhà để tận mắt nhìn nghệ nhân làm ra từng sản phẩm rồi mua làm kỷ niệm.

Với lái buôn quen mối thì đặt số lượng trước cả tháng, đến ngày hẹn thì lấy về mang đi khắp miền Bắc, miền Trung bán lại.

Lo mất nghề

Trong ký ức tuổi thơ của nhiều người, mặt nạ giấy bồi là một trong những món đồ chơi yêu thích nhất trong mỗi dịp Trung Thu.

Giờ đây, khi có nhiều thể loại đồ chơi để lựa chọn hơn thì dần dần nó ít hiện diện trong mâm cỗ Trung Thu. Không chỉ người chơi, người bán cũng thưa dần.

gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh

Hơn 45 năm theo đuổi nghề làm mặt nạ, bà Lan mong nhiều người biết đến và tin dùng sản phẩm truyền thống để nghề luôn được giữ lửa. (Ảnh: Phạm Trường)

Nhớ về thời hoàng kim, người nghệ nhân có hàng chục năm theo nghề kể ngày trước cứ dịp Trung thu là khắp phố phường Hà Nội chỉ toàn bày bán mặt nạ đủ hình thù. Hàng làm ra lúc ấy nhiều đến đâu cũng không kịp để bán.

Trẻ con lúc ấy cũng chỉ mong đến lễ tết là lại ríu rít đòi bố mẹ mua cho bằng được chiếc mặt nạ giấy bồi và cả đèn kéo quân để đi chơi đêm trăng rằm.

"Cái cảnh tượng ấy giờ hiếm hoi lắm, ít ai còn nhớ đến thứ đồ đã từng là những thứ không thể thiếu trong ngày trăng rằm, thay vào đó là những món đồ chơi hiện đại. Mặt nạ giấy đã dần xa lạ với trẻ em, chúng còn không biết nó là cái gì thì sao hiểu hết ý nghĩa của nó", bà Lan buồn bã.

Lo lắng về nghề dần mai một, mất đi chỗ đứng nhưng vợ chồng bà Lan ông Hòa vẫn tin nó sẽ sống mãi và có cơ hội phát triển nếu được lưu giữ.

gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh

Sản phẩm nhái (mặt nạ trái) so với sản phẩm do vợ chồng nghệ nhân làm ra hoàn toàn khác biệt. (Ảnh: Minh Hà)

Bà Lan kể từng có thời điểm đồ chơi Trung Quốc xâm nhập thị trường đồ chơi dân gian, mặt nạ lúc ấy làm ra ế ẩm, không bán được. Nhiều người vì thế mà bỏ nghề, chuyển sang kinh doanh cái khác, riêng vợ chồng bà vẫn bám trụ, duy trì đến bây giờ…

Lại có thời điểm lái buôn thấy sản phẩm đắt khách nên bắt chước làm theo. Những chiếc mặt nạ làm nhái với chất lượng kém tràn ngập chợ buôn với giá rẻ. Buồn hơn khi họ dùng chính sản phẩm làm giả nhưng lại bán ra với thương hiệu mặt nạ ông Hòa, bà Lan ở phố Hàng Than.

“Họ làm giả nhiều lắm, thấy vậy mình cũng ngán ngẩm nhưng nghề với mình là cái duyên, nó ngấm vào người, có bỏ cũng không nỡ. Bao khó khăn đã vượt qua thì không có cớ gì để bỏ”, ông Hòa lạc quan.

Tiến sĩ Nguyễn Hùng Vĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, cho biết hiện nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội đang đối diện với nguy cơ mai một, văn hóa truyền thống cũng vì thế dần mất đi.

Văn hóa dân gian muốn trường tồn thì làng nghề truyền thống phải được bảo tồn, nhưng bảo tồn có chọn lọc để phù hợp với nhu cầu xã hội, với sự phát triển văn hóa.

"Nghề làm mặt nạ giấy bồi có thể mai một vì nó đơn độc, tồn tại như một nghề thủ công nhỏ lẻ. Nghề sống được hay không phải cần người có tâm, và cả những tổ chức như Viện Nghệ thuật, Trường Mỹ thuật Công nghiệp... cùng góp công để bảo tồn và phát triển, bảo tồn bền vững nghề”, tiến sĩ Vĩ nói.

gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh Cẩn trọng khi mua bánh trung thu handmade

Bánh Trung thu handmade có thật sự bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi rất khó kiểm chứng nguồn gốc, xuất xứ, nguyên ...

gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh Giá bánh trung thu Hilton Hanoi Opera 2018: Mê mẩn với những chiếc hôp bánh ‘sang chảnh’ với giá lên đến 3,8 triệu đồng

Trung thu 2018, khách sạn Hilton Hanoi Opera ra mắt sản phẩm bánh trung thu với 6 vị nhân và được đóng gói trong một ...

gia dinh cuoi cung giu bi kip lam mat na giay boi o dat ha thanh Tập đoàn Trung Thủy nói gì về tiến độ dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô hiện nay?

Tập đoàn Trung Thủy đang gấp rút làm việc với các Sở ban ngành TP Đà Nẵng để đẩy nhanh tiến độ dự án Khu ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.