Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 1956 ngày 3/12 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại thông tư số 11 ngày 15/5/2013, thông tư số 32 ngày 18/11/2014 và thông tư số 25 ngày 29/7/2016.
Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 4,8%/năm.
Như vậy, mức lãi suất áp dụng năm 2022 không có sự thay đổi so với quyết định số 2196 ngày 24/12/2020 về mức lãi suất áp dụng trong năm 2021. Lãi suất các ngân hàng thương mại cho vay mua nhà ở vẫn giữ ở mức thấp kỷ lục so với 7 năm trở lại đây. Trong các năm từ 2014 - 2020, mức lãi suất này duy trì ổn định ở mức 5%/năm.
Tại thời điểm khảo sát ngày 4/12, lãi suất vay mua nhà tại 15 ngân hàng thương mại ở mức dao động từ 5 - 8,99%/năm.
Cụ thể, ngân hàng PVcomBank duy trì mức lãi suất thấp nhất là 5%năm, áp dụng cho 6 tháng vay đầu tiên. Ngân hàng TPBank áp dụng gói lãi suất cho vay 5,9%/năm cho ba tháng vay đầu tiên. TPBank có gói vay lãi suất mức 8,1%/năm trong 6 tháng đầu hoặc mức 8,9%/năm trong 24 tháng đầu...
Một số các chương trình cho vay mua nhà đến từ các ngân hàng khác cùng mức lãi suất tương đối cạnh tranh như: Woori Bank (6,1%/năm), Hong Leong Bank (6,19%/năm), Shinhan Bank (6,2%/năm),...
Trong các ngân hàng khảo sát, ngân hàng Bắc Á có mức lãi suất cho vay 8,99%/năm, hạn mức cho vay tối đa là 90% giá của tài sản với thời hạn cho vay tối đa lên đến 25 năm.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/9 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỷ đồng (tính đến 30/6/2021 là 672.224 tỷ đồng).
Trong đó, dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 186.932 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (27,4%). Ở vị trí thứ hai là dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở, đạt 168.687 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24,7%.
Còn lại là dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 38.991 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,7%; dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 28.326 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,1%; dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 26.919 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4%.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 53.348 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,8%; dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 105.558 tỷ đồng, chiếm 15,5% và dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 73.833 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,8%.
Thị trường 21:11 | 13/10/2022
Thị trường 08:00 | 13/09/2022
Thị trường 17:48 | 26/08/2022
Thị trường 16:00 | 18/07/2022
Thị trường 15:45 | 13/07/2022
Thị trường 11:35 | 13/07/2022
Thị trường 20:27 | 28/06/2022
Thị trường 16:24 | 28/06/2022