Tags

lãi suất cho vay ngân hàng

Tìm theo ngày
Lãi Suất Cho Vay Ngân Hàng - Lãi Suất Trả Góp Tháng 4/2024

Lãi Suất Cho Vay Ngân Hàng - Lãi Suất Trả Góp Tháng 4/2024

Vay ngân hàng là hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của cá nhân, gia đình. Nếu muốn biết những loại hình lãi suất vay ngân hàng nào, cùng theo dõi nội dung sau đây.

Thông tin về lãi suất vay ngân hàng

Khi có ý định vay ngân hàng thì số tiền mà khách hàng vay sẽ được các ngân hàng áp dụng một mức lãi suất nhất định. Mức lãi suất này được gọi là lãi suất vay ngân hàng.

Theo đó, từ số tiền cho vay ban đầu, sau khi được cộng với mức lãi suất (thường tính theo năm), ngân hàng sẽ tính được số tiền lãi mà khách hàng phải trả hàng tháng.

Có hai hình thức vay ngân hàng, bao gồm vay tín chấp và vay thế chấp. Đây là hai hình thức vay phổ biến nhất hiện nay và mỗi loại sẽ có lãi suất và cách tính lãi khác nhau.

Lãi suất vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét uy tín của cá nhân người vay và năng lực trả nợ của người đó để quyết định hạn mức và thời gian vay.

Với hình thức vay này, khách hàng có thể vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống như cưới hỏi, du lịch, mua sắm các món đồ có giá trị nhỏ và vừa,...

Nếu có ưu đãi, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức tín chấp thường rơi vào khoảng 10 - 16%. Khi hết ưu đãi, các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất từ 16 - 25%/năm.

Lãi vay ngân hàng theo hình thức tín chấp thường cố định trong khoảng thời gian vay vốn. Với hình thức này, tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ giảm dần, nghĩa là tính trên số tiền thực tế người vay còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc đã trả trước đó.

Với phương thức tính lãi trên, bạn có thể trả hết nợ trong thời gian ngắn nhất. Chính vì thế, tính lãi vay dựa trên dư nợ giảm dần đang là xu hướng trong cách tính lãi suất trả góp.

Lãi suất vay thế chấp

Đây là hình thức vay tiền có tài sản đảm bảo mà trong thời gian vay và khách hàng phải còn quyền sở hữu với tài sản đó. Lãi vay ngân hàng thế chấp sẽ không thay đổi trong thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường.

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức thế chấp dao động từ 10-16%. Tuy nhiên, hình thức vay này thường phù hợp với các gói vay mua trả góp xe hơi, nhà ở, du học,... cùng khoản tiền vay lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng. Do đó, các ngân hàng thường tung ưu đãi để đưa lãi suất áp dụng trong thời gian đầu vay thế chấp về mức thấp, khoảng từ 6%/năm trở lên.

Các loại lãi suất vay ngân hàng

Dưới đây là những loại lãi suất vay ngân hàng mà bạn có thể tham khảo:

Lãi suất cố định

Mức lãi suất này sẽ không đổi trong suốt thời gian khách hàng vay vốn. Trường hợp vay vốn trong hợp đồng tín dụng là 10% có thời gian cố định là 5 năm vẫn không đổi, đồng áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn hoặc các khoản vay tín chấp.

Ví dụ: Lãi suất vay vốn trong hợp đồng tín dụng là 8%, cố định trong 1 năm thì trong khoảng thời gian đó, dù lãi suất thị trường tăng hay giảm thì mức lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên 8%, không thay đổi.

Ưu điểm: Do lãi suất không đổi trong suốt thời gian vay vốn nên khách hàng có thể tính trước được tất cả các khoản chi phí liên quan đến khoản vay. Chi phí tiền lãi giữ nguyên ngay cả khi lãi suất thị trường tăng lên.

Nhược điểm: Các khoản vay áp dụng lãi suất cố định đó là khi lãi suất thị trường giảm thì lãi suất vay sẽ không được giảm mà vẫn giữ nguyên.

Lãi suất thả nổi

Mức lãi suất có thể điều chỉnh theo thời gian, có thể 3 tháng/6 tháng hoặc 1 năm. Cách tính lãi suất này sẽ dựa trên mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng cộng với biên độ lãi suất dành cho các khoản vay trung hoặc dài hạn.

Ví dụ: Giả sử với kỳ hạn vay 1 năm, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 6%, biên độ lãi suất ngân hàng đưa ra là 3,5% thì lãi suất vay thả nổi là 9,5%.

Ưu điểm: Lãi suất thả nổi sẽ tăng giảm theo thị trường. Khi lãi suất thị trường giảm thì thường lãi suất vay của khách hàng cũng được điều chỉnh giảm.

Nhược điểm: Khách hàng khó dự tính được chi phí vay do lãi suất thường xuyên thay đổi. Đặc biệt khi lãi suất thị trường tăng thì chi phí lãi vay sẽ tăng cao, bất lợi cho khách hàng.

Lãi suất hỗn hợp

Mức lãi suất là sự kết hợp giữa hai hình thức cố định và thả nỗi. Theo đó, các ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cố định sau một khoảng thời gian và được thả nổi theo công thức trên.

Ví dụ: Ngân hàng áp dụng lãi suất 8% cho khoản vay mua ô tô trong 1 năm (12 tháng) đầu. Từ tháng 13, lãi suất có thể sẽ được thả nổi theo công thức lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + 3% (biên độ lãi suất). Giả sử lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 7,5% thì lãi suất vay kể từ tháng 13 trở đi = 7,5% + 3% = 10,5%.

Ưu điểm: Lãi suất cố định ban đầu thường là mức lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng giảm chi phí lãi vay trong thời gian vốn gốc còn cao.

Nhược điểm: Sau thời gian ưu đãi lãi suất sẽ được thả nổi. Lúc này khi lãi suất thị trường tăng thì đồng nghĩa với mức lãi suất khách hàng phải chịu cũng sẽ tăng cao hơn.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Tham khảo ngay cách tính lãi suất dưới đây để bạn có thể biết rõ khi cần vay vốn ngân hàng:

Tính trên dư nợ gốc

Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng

Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng

Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi trả hàng tháng

Tính trên dư nợ giảm dần

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng

Trên đây là toàn bộ thông tin về lãi suất cho vay ngân hàng, bạn đọc có thể tham khảo và tìm hiểu để chọn cho mình gói vay phù hợp nhất khi có nhu cầu.