Lãnh đạo Đà Nẵng đi thực tế để thúc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng

Tình trạng công tác giải phóng mặt bằng tại Đà Nẵng rất chậm so với tiến độ đề ra, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã phân công các Phó Chủ tịch UBND thành phố theo dõi chỉ đạo đôn đốc công tác đền bù giải tỏa theo từng địa bàn quận, huyện.

Giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hưởng tiến độ giải ngân, thi công công trình

Theo UBND TP Đà Nẵng, tháng 6/2018, UBND thành phố đã tổ chức rà soát toàn bộ các dự án đền bù giải tỏa trên toàn thành phố với 267 dự án, trong đó có 120 dự án nhóm I là các dự án còn một vài hồ sơ cần phải tập trung đền bù dứt điểm năm 2018, hoặc là công trình quan trọng cần phải hoàn thành giải tỏa trong năm 2018. Đến cuối năm 2018, chỉ hoàn thành 63/120 dự án.

giai phong mat bang da nang

Công tác giải phóng mặt bằng tại Đà Nẵng rất chậm so với tiến độ đề ra. Trong ảnh, khu đất người dân ảnh hưởng dự án Làng Đại học. (Ảnh: Văn Luận).

Tháng 2/2019, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 731/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch đền bù giải tỏa trên địa bàn thành phố.

Năm 2019, UBND thành phố tiếp tục rà soát toàn bộ các dự án đền bù giải tỏa và số dự án nhóm I/2018 còn 57 dự án chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

"Công tác giải phóng mặt bằng các dự án đến 5 tháng đầu năm 2019 rất chậm so với tiến độ đề ra, ảnh hưởng chung đến tiến độ giải ngân và thi công các dự án trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố yêu cầu Hội đồng Bồi thường các quận, huyện tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, vận động bàn giao mặt bằng tại các dự án theo đúng tiến độ mà UBND thành phố đã giao", chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã phân công các Phó Chủ tịch UBND thành phố theo dõi chỉ đạo đôn đốc công tác đền bù giải tỏa theo từng địa bàn quận, huyện và tuần đầu tiên mỗi tháng họp đánh giá công tác đền bù giải tỏa trên toàn địa bàn thành phố.

Các Phó Chủ tịch thành phố kiểm tra thực tế để tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc giải quyết các vướng mắc liên quan và ưu tiên xử lí hồ sơ, chỉ đạo hoàn thành các thủ tục hành chính liên quan trong thời gian ngắn nhất nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

giai phong mat bang da nang

Một Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng đi thực tế chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, làm dự án trên địa bàn huyện Hòa Vang. (Ảnh: UBND TP Đà Nẵng).

Nguyên nhân nào Đà Nẵng giải phóng mặt bằng chậm?

Ngày 29/7 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn thành phố. Tham dự hội nghị có Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng – Trương Quang Nghĩa.

Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2019 đã hoàn thành 21/208 dự án (đạt 10,1%) với 1.544/9.746 hồ sơ cần giải tỏa trong năm 2019.

Các cơ quan chức năng đã giải quyết bố trí tái định cư cho 601 hộ với tổng số lô đất tái định cư đã bố trí 857 lô đất ở.

Theo Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND TP Đà Nẵng, Sở TN&MT lí giải nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ công tác giải phóng mặt bằng là do thời gian qua, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư theo qui định mới của Luật đầu tư công đối với các dự án dở dang và nguồn vốn để đền bù giải tỏa đối với các dự án mới trong năm 2019 chậm được phê duyệt bổ sung, bố trí vốn.

Công tác phối hợp trong điều chỉnh qui hoạch cục bộ; khảo sát, xác định ranh giới và lập qui hoạch các dự án mới chưa được chặt chẽ dẫn đến phát sinh điều chỉnh qui hoạch cục bộ.

Bên cạnh đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của thành phố thay đổi nhiều, trong khi công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai nhất là về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa hiệu quả dẫn đến người dân còn có cách hiểu khác nhau về chính sách của Nhà nước làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng.

Công tác giải phóng mặt bằng ngày càng khó khăn hơn trước, tốn kém nhiều thời gian, địa bàn làm việc rộng, đi lại nhiều, các chi phí phục vụ phát sinh nhiều.

Việc quản lí đất đai của một số địa phương qua các thời kì chưa chặt chẽ, để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất không rõ nguồn gốc, gây nhiều khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.

Quỹ đất tái định cư nơi thừa, nơi thiếu, một số dự án không có quỹ đất gần khu vực giải tỏa nên phải bố trí tại các khu vực khác dẫn đến người dân không đồng thuận, phải liên tục điều chỉnh bổ sung phương án…

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.