Lễ nhậm chức tổng thống của Trump: 5 điều chưa từng có tiền lệ

Lễ nhậm chức tổng thống của ông Donald Trump vào ngày 20/1 tcó thể sẽ không diễn ra theo đúng những nguyên tắc truyền thống có từ hàng chục năm qua.
le nham chuc tong thong cua trump 5 dieu chua tung co tien le Những lễ nhậm chức tổng thống Mỹ đáng nhớ
le nham chuc tong thong cua trump 5 dieu chua tung co tien le Tổng thống Mỹ ở đâu trước ngày nhậm chức?

le nham chuc tong thong cua trump 5 dieu chua tung co tien le

Vợ chồng ông Trump (giữa) đứng trên ban công nhìn ra nơi Trump sẽ nhậm chức. Ảnh: AP

Lễ nhậm chức tổng thống Mỹ thường diễn ra theo các nghi thức truyền thống được duy trì suốt nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ông Donald Trump sẽ là một tổng thống “phi truyền thống”, khi phá vỡ các quy tắc lâu đời trong ngày 20/1.

Dù người lên kịch bản cho sự kiện Thomas J.Barrack, cho biết tỷ phú đảng Cộng hòa chủ yếu “tuân thủ các nguyên tắc truyền thống, đặc biệt là trong lễ tuyên thệ”, nhiều người vẫn không khỏi nghi ngờ.

Vắng bóng các nhân vật nổi tiếng

Lễ nhậm chức tổng thống trước đây thường có sự tham gia của nhiều nhân vật nổi tiếng và mức phí để trả cho mỗi lần xuất hiện của họ lên tới triệu USD. Ca sĩ Beyonce từng biểu diễn tại lễ nhậm chức của ông Barack Obama năm 2009 và hát quốc ca trong lần ông tuyên thệ sau khi tái đắc cử 4 năm sau đó, theo Telegraph.

Tuy nhiên, năm nay, ngày trọng đại của ông Trump được cho là thiếu nhiều tên tuổi lớn sau khi một số ca sĩ, trong đó Elton John và Charlotte Church từ chối cơ hội trình diễn tại sự kiện. Ngôi sao mới nhất được mời làm DJ tại lễ nhậm chức của Trump là Moby cũng vừa đăng lời từ chối tham dự trên tài khoản Instagram.

Xướng ngôn viên nhậm chức bị thay thế

le nham chuc tong thong cua trump 5 dieu chua tung co tien le
Ông Charles Brotman sẽ không còn được đảm nhận công việc xướng ngôn viên trong lễ nhậm chức tổng thống năm nay. Ảnh: AP

Charles Brotman, 89 tuổi, xướng ngôn viên từng tham gia lễ nhậm chức của 11 đời tổng thống Mỹ, là một phần trong ngày quan trọng này từ năm 1957.

Brotman đã làm công việc này từ đời Tổng thống Dwight Eisenhower. Tuy nhiên năm nay, ông Trump phá lệ bằng cách chọn Steve Ray, 59 tuổi, xướng ngôn viên tự do ở Washington, làm người thay thế Brotman.

Trước quyết định mới của trùm bất động sản New York, Brotman cảm thấy “đau lòng”và “sụp đổ”, bởi ông “đã làm công việc này suốt 60 năm qua”.

Boris Epshteyn, một phát ngôn viên trong nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump, cho hay Brotman sẽ được vinh danh là "xướng ngôn viên danh dự”.

Giảm tiệc khiêu vũ

Một trong những thách thức đầu tiên mà một tổng thống mới phải đối mặt sau khi tuyên thệ nhậm chức là bài kiểm tra "sức bền" khi tham gia tiệc khiêu vũ. Ông Obama đã tham dự 10 tiệc khiêu vũ sau khi tuyên thệ năm 2009, cựu Tổng thống George W. Bush đã đến 8 sự kiện như vậy để ăn mừng, còn Cựu Tổng thống Bill Clinton đạt kỷ lục khi tham gia 14 tiệc khiêu vũ vào năm 1997.

Trump dường như không phải là một người thích khiêu vũ. Đội ngũ của ông đang rút gọn số lượng các tiệc khiêu vũ mà ông chủ của họ phải tham dự.

“Tiệc khiêu vũ là điều thật khó hiểu vì các bang đều tổ chức sự kiện riêng”, ông Barrack nói với ABC News.

Theo người lên kịch bản cho buổi nhậm chức, có ba bữa tiệc khiêu vũ cơ bản, trong đó có hai dạ tiệc truyền thống ở (Washington) Convention Center. Ngoài ra, nhiều bữa tiệc riêng tư cũng được tổ chức khi đó.

Boris Epshteyn, phát ngôn viên của Ủy ban nhậm chức, mô tả ngày 20/1 sẽ là “lễ nhậm chức thực tế”. “Đây không phải là một lễ đăng quang... Tổng thống muốn sẵn sàng làm việc”, ông Boris nhấn mạnh.

An ninh bất ổn

le nham chuc tong thong cua trump 5 dieu chua tung co tien le
Lực lượng an ninh Mỹ đang tính toán các phương án an ninh cho lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump trong bối cảnh lo ngại các cuộc biểu tình nổ ra vào ngày này. Ảnh: REX

Lễ nhậm chức nhiệm kỳ đầu của ông Obama năm 2009 thu hút 1,8 triệu người tham gia, một con số kỷ lục. Nhưng năm nay, ngoài những người ủng hộ ông Trump, ước tính 750.000 người biểu tình sẽ có mặt tại Washington trong ngày tổng thống tân cử tuyên thệ.

Một số nhóm biểu tình, trong đó có nhóm DisruptJ20, đang lên kế hoạch biểu tình quy lớn vào ngày ông Trump nhậm chức. “Chúng tôi đang lên kế hoạch cho một loạt hành động trực tiếp, quy mô lớn nhằm làm gián đoạn các hoạt động nhậm chức và bất kỳ hoạt động ăn mừng nào liên quan”, DisruptJ20 cho hay. “Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch làm tê liệt thành phố”.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Roy Blunt, chủ tịch Ủy van Quốc hội về các hoạt động nhậm chức, thừa nhận: “An ninh là mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi. Chắc chắn là vào ngày nhậm chức, đây có thể là mục tiêu hấp dẫn nhất trên thế giới”.

Hơn 36 cơ quan thực thi luật pháp, trong đó có Cảnh sát Capitol, FBI, Mật vụ Mỹ và Vệ binh quốc gia, đang bàn các phương án bảo đảm an ninh trong ngày nhậm chức của tổng thống đắc cử.

Khoảng 7.500 lính vệ binh quốc gia trên khắp nước Mỹ sẽ tới Washington, cùng khoảng 3.500 sĩ quan cảnh sát đến từ các bang. Trong khi đó, Mật vụ Mỹ đóng vai trò chỉ đạo đảm bảo an ninh trong ngày 20/1.

Không có ban nhạc diễu hành

Theo thông lệ, ít nhất một ban nhạc diễu hành đến từ các trường học ở thủ đô Washington sẽ tham gia lễ nhậm chức của tổng thống đắc cử. Nhưng năm nay, không một trường công lập nào ở thủ đô nộp đơn đăng ký, theo NBC.

John Newson, chỉ huy ban nhạc của trường Đại học Howard ở Washington, cho rằng quan điểm chính trị của những nhà quản lý trường học và nhiều chỉ huy ban nhạc đã đóng vai trò quan trọng để quyết định có nên tham gia cuộc diễu hành hay không.

“Tôi nghĩ mọi người biết lý do. Không ai muốn nói ra và cũng không muốn mất việc”, Newson cho hay.

chọn
Lộ diện các khoản lỗ lớn quý đầu năm, nhóm bất động sản chiếm sóng
Có thể nói đây là một quý đầu năm hiếm hoi ghi nhận nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trong ngành báo lỗ.