Trong ngày lễ Vu Lan, mỗi gia đình sẽ làm những món bánh khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương. Thông thường, những món bánh được “nhắc đến” nhiều nhất trong dịp lễ này đó là:
Với ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, bánh Trung thu là một trong những món bánh không thể thiếu trong đại lễ Vu Lan. Những chiếc bánh chay sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn có thể bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến đấng sinh thành.Trong khi đó, những miếng bánh ngọt lịm, thơm mùi trứng, sữa, bột, đậu,... với mùi vị khác nhau chắc chắn sẽ là một món quà khiến ai cũng đều cảm thấy hạnh phúc khi thưởng thức.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh Trung thu thập cẩm chay gồm có:
- Bột mì đa dụng: 150g
- Bột nếp: 40g
- Baking soda: 1g (muối nở)
- Hạt bí xanh: 40g
- Hạt dưa: 40g
- Hạt điều: 40g
- Mứt bí: 40g
- Mứt sen: 40g
- Mứt vỏ chanh: 20g
- Mứt gừng đỏ: 20g
- Nấm đông cô khô: 50g
- Sườn non chay: 50g
- Nước đường bánh nướng: 100ml
- Sốt nhân: 50ml (hoặc dầu hào chay)
- Hắc xì dầu: 1 ít (khoảng 2 - 3 giọt)
- Mật ong: 4 muỗng cà phê
- Mè rang: 40g
- Lá chanh: 3 lá
- Dầu mè: 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn: 25ml
Các bước tiến hành làm bánh như sau:
- Bước 1: Ngâm sườn non chay và nấm đông cô khô trong nước sôi khoảng 30 phút cho đến khi nở mềm ra. Sau đó, cắt hai nguyên liệu này thành hạt lựu (Lưu ý: Bạn cần phải cắt bỏ chân nấm trước khi cắt nhỏ thành dạng này).
- Bước 2: Băm nhỏ mứt vỏ chanh, mứt gừng đỏ và các loại hạt khác như bí xanh, hạt sen, hạt điều,... Sau đó, cắt tiếp lá chanh thành sợi nhỏ.
- Bước 3: Bắc bếp rồi cho sườn non chay và nấm đông cô vào nồi và đảo đều trên lửa vừa khoảng 5 phút để sườn được khô ráo nước hoàn toàn. Tiếp đến là cho hỗn hợp (bước 2) vào chảo rồi trộn đều.
- Bước 4: Lấy tô trộn dầu hào chay (50ml) và bột nếp (40g), sau đó đổ từ từ phần sốt này vào chảo và trộn đầu cho đến hỗn hợp quyện vào nhau.
- Bước 5: Lấy một cái tô khác cho nước đường bánh nướng (100ml) cùng dầu ăn (25ml) với muối nở (1g) rồi khuấy đều.
- Bước 6: Chia 150g bột mì thành hai phần rồi cho từ từ cho từng phần vào tô nước đường và trộn đều đến khi nguyên liệu tạo thành khối dẻo mịn, không dính tay. Tiếp theo là bọc kín tô bột lại và đợi khoảng 30 phút.
- Bước 7: Chia bột vỏ bánh (bước 6) và nhân thành nhiều phần với tỷ lệ vỏ bánh (25g) và nhân bánh (35g), sau đó vo tròn lại thành từng viên.
- Bước 8: Miết cho vỏ bánh hơi dẹt rồi cho nhân vào giữa, sau đó túm kín sát các mép bột lại và vo viên cho tròn đều.
- Bước 10: Chuẩn bị lò nướng trước với nhiệt độ 200oC trong khoảng 15 phút. Kế đến là áo sơ viên bánh qua lớp bột mì khô để chống dính rồi bỏ bánh vào khuôn bánh giữ yên khoảng 10 giây để tạo hình.
- Bước 11: Nướng bánh ở nhiệt độ 200oC trong khoảng 8 - 10 phút.
- Bước 12: Trộn hỗn hợp 4 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê dầu mè, 1 ít hắc xì dầu rồi phết hỗn hợp này lên bánh vừa mới nướng xong.
- Bước 13: Nướng bánh lần hai ở nhiệt độc 185oC trong khoảng 8 phút rồi tiếp tục phết lên bánh một lớp mỏng hỗn hợp mật ong sau khi nướng xong lần hai.
- Bước 14: Nướng lần 3 ở nhiệt độ 170oC trong khoảng 8 phút là hoàn thành.
Bánh nếp chay là một trong những loại bánh được rất nhiều gia đình Việt Nam là làm trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu.
Miếng bánh nếp mang đậm hương vị quê hương bởi những nguyên liệu đơn giản và thân thuộc như bột nếp, đường, đậu phộng,... thể hiện đầy đủ nhất những gì tinh túy nhất từ tổ tiên nguồn cội của người Việt Nam. Đồng thời, món bánh này còn mang ý nghĩa cầu may mắn đến với ông bà, cha mẹ.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh nếp chay gồm có:
- Bột nếp: 300g
- Đường: 100g
- Nước nóng: 100ml
- Lạc rang (hay còn gọi là đậu phộng rang)
- Vừng đen
Các bước tiến hành làm bánh như sau:
- Bước 1: Pha bột với nước nóng hoặc nướng lạnh.
- Bước 2: Nhào bột cho đến khi hỗn hợp sền sệt nhưng không quá nhão hoặc quá khô, sau đó đợi trong vòng 15 phút (Lưu ý: Vừa châm nước vừa nhào bột để tránh các tình trạng bột quá khô hoặc quá nhão).
- Bước 3: Tiến hành nặn bột theo hình tùy thích sao cho vừa miệng ăn.
- Bước 4: Đun nước cho sôi rồi thêm vào một ít đường, sau đó cho bánh vào nồi.
- Bước 5: Vớt bánh ra khi thấy bánh đã nổi lên và cho ra dĩa rồi rắc lạc rang và vừng đen lên bánh là hoàn tất.
Ở các gia đình miền Nam, bánh da heo là một trong những món bánh không thiếu trong dịp lễ Vu Lan. Bánh có vị ngọt, vị thơm đặc trưng của các loại thực vật tạo màu cùng với vị bùi bùi của nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy, lá dứa thơm nhè nhẹ.
Bên cạnh đó, món bánh được tạo hình với khuôn chữ Phúc, Lộc, Thọ góp phần làm cho mâm cúng của gia đình thêm trang trọng và càng ý nghĩa trong ngày đại lễ này.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh da heo gồm có:
- Đậu xanh: 200g
- Bột năng: 300g
- Nước cốt dừa: 650ml
- Bột gạo: 100g
- Đường: 370g
- Lá dứa: 10 lá
Các bước tiến hành làm bánh như sau:
- Bước 1: Rửa sạch lá dứa, sau đó cắt thành từng khúc ngắn, nhỏ và cho vào xay nhuyễn rồi dùng rây lọc phần nước cốt để riêng.
- Bước 2: Trộn với hỗn hợp đường, bột năng và bột gạo trong một tô lớn.
- Bước 3: Hòa nước (350ml) với nước cốt dừa để tạo thành nước cốt dừa pha loãng.
- Bước 4: Ngâm đậu xanh với nước lạnh rồi cho vào nồi, đổ một chút nước vào và đun sôi. Sau đó, chắc bỏ bớt nước khi nước đã sôi rồi đậy nắp lại cho đậu chính bằng hơi.
- Bước 5: Bỏ đậu ra ngoài một cái tô rồi chờ cho đậu nguội.
- Bước 6: Trộn hỗn hợp (bước 2) với nước cốt dừa pha loãng (bước 3) rồi dùng rây lọc để được hỗn hợp bột mịn.
- Bước 7: Chia hỗn hợp này làm hai phần, trong đó, một phần đem xay chung với đậu xanh và phần còn lại trọng chung với nước lá dứa (bước 1).
- Bước 8: Đổ một lớp bột lá dứa, bọc lên một miếng vải, đậy nắp và hấp cho đến khi nào bột chuyển màu trong thì lại đổ tiếp một lớp bột đậu xanh. Làm cho đến khi hết bột là hoàn thành. (Lưu ý: Để bánh không bị dính nồi, bạn nên phết một lớp dầu ăn lên khuôn hấp hoặc lót giấy nến).
Bánh đậu xanh là món bánh được nhiều người yêu thích với tạo hình khá đẹp mắt nên rất thích hợp chế biến vào ngày lễ Vu Lan. Hương vị của món bánh này ngọt nhẹ không ngọt gắt như những loại bánh khác và có mùi thơm thanh mát rất đặc trưng.
Chính vì vậy, ngoài mang ý nghĩa cầu mong may mắn, bình an cho mọi người trong gia đình, món bánh này còn mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh đậu xanh gồm có:
- Đậu xanh không vỏ: 500g
- Đường: 300g
- Siro hoặc mạch nha
- Dầu ăn
Các bước tiến hành làm bánh như sau:
- Bước 1: Ngâm đậu xanh trong khoảng thời gian 8 tiếng, sau đó cho vào nồi hấp chín.
- Bước 2: Giã đậu hoặc cho vào máy xay sinh tố và xay cho đến khi đậu nhuyễn là được (Lưu ý: Nên cho một ít nước khi xay để đậu dẻo và dính hơn).
- Bước 3: Đổ đậu vào chảo sên chung với hỗn hợp dầu ăn, đường, siro (hoặc mạch nha). Sau đó, sên đến khi đậu khô ráo và ngấm hết các gia vị.
- Bước 4: Nặn đậu đã sên thành những miếng vuông vừa ăn hoặc có thể cho đậu vào những khuôn bánh Trung thu để tạo hình cho đẹp mắt.
Ngày Lễ Vu Lan báo hiếu sẽ không còn ý nghĩa nếu trên mâm cũng không có món bánh sữa chiên này. Đây là một trong những món bánh chay dễ ăn được nhiều người yêu thích, cùng với đó là cách làm đơn giản nên bất kỳ ai cũng có thể làm được.
Bánh có vị ngọt và béo ngậy từ sữa tạo nên cảm giác vô cùng đã miệng. Do đó, chuẩn bị thêm đĩa bánh sữa chiên là cách góp phần tạo nên không khí ngày lễ báo hiếu hoàn hảo hơn cho mọi người, nhất là ông bà và cha mẹ.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh sữa chiên gồm có:
- Bột mì đa dụng: 50g (bột mì số 11)
- Bột chiên xù: 100g
- Bột bắp: 50g
- Sữa tươi không đường: 600 ml
- Đường: 90g
- Dầu ăn: 200ml
- Nước lọc: 100ml
Các bước tiến hành làm bánh như sau:
- Bước 1: Nấu hỗn hợp bột bắp (50g), sữa tươi (600ml) và đường (70g), sau đó khuấy đều trên lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp đặc sệt, nặng tay.
- Bước 2: Lót một lớp nilon và thoa đều một lớp dầu ăn vào một hộp nhựa và bọc kín sát mặt bằng màng bọc thực phẩm. Sau đó, bỏ bánh vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 7 tiếng và lấy ra cắt thành nhiều khối vuông nhỏ có kích thước vừa ăn.
- Bước 3: Trộn hỗn hợp khác gồm có nước lọc (100ml), bột mì (50g), đường (20g) rồi khuấy đều cho hỗn hợp mịn là được. Tiếp đến là lấy bột chiên xù và cho ra một cái dĩa khác.
- Bước 4: Lăn từng viên sữa qua hỗn hợp (bước 3), sau đó áo đều thêm một lớp một chiên xù bên ngoài.
- Bước 5: Bắt chảo dầu đun sôi rồi cho bánh vào chiên, đảo đều tay đến khi lớp vỏ ngoài vàng giòn thì vớt ra dĩa.
Nếu đang phân vân không biết lễ Vu Lan làm bánh gì thì bánh quế là một lựa chọn mà bạn nên tham khảo. Bánh mang hương vị đặc trưng mùi quế cùng cùng với vị béo ngậy, ngọt ngào của các nguyên liệu khác, do đó hứa hẹn sẽ trở thành thức quà thơm ngon để bạn cùng gia đình thưởng thức trong ngày trăng tròn tháng 7.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh quế gồm có:
- Bột mì đa dụng: 100g (bột mì số 11)
- Lòng trắng trứng: 4 cái trứng
- Bơ lạt: 50g
- Đường: 50g
- Mè đen: 1 nhúm nhỏ
- Muối: 1 nhúm nhỏ
- Vani: 1g (1 ống)
Các bước tiến hành làm bánh như sau:
- Bước 1: Cho 4 lòng trắng trứng trộn với hỗn hợp đường (50g), muối, vani (1g) rồi khuấy đều cho đến khi đường tan. Sau đó, cho thêm bột mì (100g) và khuấy cho hỗn hợp hòa quyện, mịn mượt.
- Bước 2: Đun chảy bơ lạt (50g) và khuấy với hỗn hợp (bước 1) rồi lọc qua rây để loại bỏ cặn. Cho thêm 1 ít mè đen và trộn đều là hoàn tất công đoạn trộn bánh.
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp, sau đó đổ một ít bột bánh vào rồi rán trên lửa nhỏ cho đến khi 2 mặt khô ráo là bánh đã chín (Lưu ý: Khi bánh còn nóng, hãy nhanh tay cuộn tròn bánh để tạo hình bánh).
Ngoài những món bánh trên thì bánh mật vàng cũng là món bánh không thể thiếu trong lễ Vu Lan. Những chiếc bánh mang màu vàng óng được làm từ gạo nếp cùng mật với đậu xanh tạo nên một mùi hương hấp dẫn đặc trưng nhất.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh mật vàng gồm có:
- Bột nếp: 300g
- Gừng thái sợi
- Mật mía
Các bước tiến hành làm bánh như sau:
- Bước 1: Trộn nếp và nước thành hỗn hợp sền sệt, sau đó nắn bột thành hình tròn dài vừa ăn.
- Bước 2: Đun sôi nước rồi cho bánh vừa nặn vào nồi và chờ cho đến khi bánh nổi lên thì vớt ra một khác nồi khác.
- Bước 3: Lấy gừng thái sợi, mật mía vào nồi bánh rồi đun nhỏ lửa trong vòng 2 phút để mật mía và bánh hòa quyện vào nhau (Lưu ý: Cần đảo nhẹ để bánh không bị dính vào đáy nồi).