Malaysia Airlines và AirAsia sát nhập vì Covid-19?

Hợp nhất hãng hàng không Malaysia Airlines với hãng hàng không giá rẻ AirAsia là một trong những lựa chọn để cứu vớt ngành hàng không của Malaysia trước tác động của đại dịch Covid-19, Bộ trưởng thương mại và công nghiệp quốc tế của Malaysia cho biết.

Đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 150.000 người tử vong trên khắp thế giới và dẫn đến nhiều nơi bị phong tỏa, cũng làm các hãng hàng không phải tìm cách để sinh tồn khi.việc đi lại bằng hàng không phải dừng lại.

Mohamed Azmin Ali, Bộ trưởng thương mại và công nghiệp quốc tế của Malaysia cho biết các cuộc thảo luận sẽ sớm diễn ra trong các lựa chọn để giúp ngành công nghiệp hàng không của đất nước.

Ông cho biết có thể sáp nhập giữa Malaysia Airlines và AirAsia - một hãng hàng không giá rẻ tư nhân có trụ sở tại Malaysia đang hoạt động ở nhiều quốc gia, đã được xem xét từ năm ngoái.

Malaysia Airlines và AirAsia sát nhập vì Covid-19? - Ảnh 1.

Hãng hàng không Malaysia Airlines đã phải vật lộn để phục hồi sau hai thảm kịch vào năm 2014. (Ảnh: Reuters)

"Cuộc thảo luận đó đã diễn ra từ năm ngoái, ngay cả trước khi đại dịch này xảy ra. Nhưng chúng ta cần tiếp tục thảo luận thêm", ông nói trong một cuộc phỏng vấn. "Chúng ta cần xem làm thế nào tốt nhất để có thể cứu hãng hàng không quốc gia. Thật khó để tìm câu trả lời cho vấn đề này trong khi máy bay của các hãng đều không thể bay và mọi thứ dần xấu đi. Chúng ta cần ngồi xuống và thảo luận về cách giải quyết những vấn đề này".

Ông Azmin nói rằng ngay cả trước cuộc khủng hoảng đại dịch, kể từ năm ngoái, Malaysia đã tìm kiếm một đối tác chiến lược cho Malaysia Airlines.

"Chúng tôi cũng đã xem xét một số đề xuất đến từ những đối tác quốc tế", ông nói. "Bây giờ tình hình đang trở nên phức tạp hơn vì đại dịch này. Chúng tôi đang xem xét tất cả các lựa chọn".

Chính phủ Malaysia đã tìm kiếm một đối tác chiến lược cho hãng hàng không quốc gia của họ, nơi đã đấu tranh để phục hồi sau hai thảm kịch vào năm 2014 - vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 và vụ bắn hạ chuyến bay MH17 qua miền đông Ukraine.

Các nguồn tin cho biết AirAsia và Japan Airlines trước đó đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua cổ phần của Malaysia Airlines. Tập đoàn tư nhân Golden Skies Ventures của Malaysia cho biết trong tháng này họ đã đưa ra lời đề nghị với trị giá 2,5 tỉ USD để tiếp quản hoàn toàn công ty mẹ của Malaysia Airlines.

AirAsia cho biết tuần trước họ không có doanh thu và 96% phi đội đã phải hạ cánh, hầu hết các chuyến bay đã dừng kể từ tháng 3 và tạm ngừng các đường bay. AirAsia cũng đã đậu hầu hết các máy bay của mình tại trụ sở sân bay trung tâm ở Kuala Lumpur.

Vào thứ Sáu (17/4), hãng hàng không này cho biết, họ có kế hoạch nối lại các chuyến bay nội địa Malaysia vào ngày 29/4, đường bay tới Thái Lan và Philippines vào ngày 1/ 5, Ấn Độ vào ngày 4/5 và Indonesia vào ngày 7/5. Một số trong số đó sẽ được chính phủ phê duyệt.

Malaysia đang thực hiện việc phong tỏa đến 28/4. Cho đến nay, nước này đã báo cáo 5.251 bệnh nhân nhiễm Covid-19, 86 trong số đó đã tử vong.

Malaysia Airlines và AirAsia sát nhập vì Covid-19? - Ảnh 2.

Một nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm phết tế bào tại một trung tâm xét nghiệm virus corona ở Kuala Lumpur vào ngày 17/4. (Ảnh: Dpa)

Chính phủ Malaysia cho biết họ có thể mở các điểm du lịch của mình sau ngày 28/4, cùng với nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng mở cửa, Bộ trưởng Azmin cho biết hôm thứ Sáu (17/4) khi chính phủ đang cố gắng cân bằng các yêu cầu về sức khỏe và kinh tế.

"Dựa trên các cuộc thảo luận, việc thực hiện kiểm soát xã hội để phòng bùng phát bệnh dịch có thể vẫn còn áp dụng, nhưng chúng ta có thể phải xem những lĩnh vực nào có thể nới lỏng và mở ra, để cân bằng giữa các yêu cầu về sức khỏe của người dân và cả phát triển những ngành kinh tế ưu tiên", ông Azmin nói.

Ngân hàng trung ương của Malaysia dự báo trong tháng này rằng nền kinh tế có thể thu hẹp tới 2%, và chỉ tăng 0,5%, đây là mức hoạt động kinh tế kém nhất trong hơn một thập kỉ. Cùng kì năm ngoái, nền kinh tế nước này tăng trưởng 4,3%.

.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.