May 10 có đơn hàng 400 triệu khẩu trang trị giá 52 triệu USD

Lãnh đạo May 10 cho biết hiện có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế với giá trị ước tính đến 52 triệu USD, tương đương 30% doanh thu năm nay. Ngoài ra, còn có 2 đối tác Mỹ và Đức đặt hàng 22 triệu khẩu trang.

Tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ vừa diễn ra, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, ông Thân Đức Việt cho biết trong 4/2020, doanh nghiệp sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng, do ảnh hưởng dịch Covid-19, các đối tác ngưng đặt hàng.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc May 10 kì vọng doanh thu phần nào sẽ được bù đắp từ việc may khẩu trang, khi nhu cầu hiện nay đang rất lớn.

May 10 có đơn hàng 400 triệu khẩu trang trị giá 52 triệu USD - Ảnh 1.

May 10 có đơn hàng 400 triệu khẩu trang trị giá 52 triệu USD. (Ảnh: Vinatex).

"Sản xuất khẩu trang là việc chẳng đừng, vì không thể so với giá trị sản xuất may mặc. Tuy nhiên, chúng tôi phải chuyển đổi để thích ứng và cố gắng bù đắp thiếu hụt, vì 12.000 công nhân lao động", lãnh đạo May 10 cho hay.

Ngoài khẩu trang vải, doanh nghiệp này đã quyết định sản xuất thêm khẩu trang y tế và hiện đã nhập máy móc về để lắp đặt, chuẩn bị vận hành.

Đáng chú ý, ông Thân Đức Việt cho biết hiện có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế, và dự kiến giao hàng từ tháng 7 tới. Tổng giá trị đơn hàng này ước tính đến 52 triệu USD, tương đương 30% doanh thu của May 10 trong năm nay. 

Bên cạnh đó, có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần, và một đối tác Đức đã đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu chiếc khẩu trang y tế.

Tuy nhiên, ông Thân Đức Việt băn khoăn hiện Chính phủ chỉ cho phép dùng trong nước 75% sản lượng khẩu trang y tế và 25% còn lại phải có chỉ định, hợp đồng. 

Theo ông, điều này sẽ khiến những doanh nghiệp như May 10 trong sản xuất, kinh doanh khẩu trang gặp khó khăn. 

Ngoài ra, Tổng giám đốc May 10 cho biết thêm, sản phẩm quần áo phòng, chống dịch đang có khách hàng đặt 2 triệu bộ, nhưng do chưa có hướng dẫn xuất của Chính phủ. Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nào kiểm tra tiêu chuẩn, nên doanh nghiệp cũng đang gặp khó trong khâu này.

Tự cứu mình trong khi chờ Nhà nước hỗ trợ

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho rằng dịch bệnh Covid-19 đã làm đứt gãy các chuỗi sản xuất trên khắp thế giới, và tác động mạnh tới hàng không, dịch vụ, dệt may, da giày. Đối với các ngành này thì Hà Nội và TP HCM bị tác động rất lớn.

Ông đánh giá cao việc May 10 đã chủ động phòng ngừa, khắc phục dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho người lao động. Bên cạnh đó, May 10 đã nỗ lực tối đa để cơ cấu lại sản xuất, cùng với Vinatex đàm phán lại với các chủ hàng, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

"May 10 chuyển sản xuất sang khẩu trang rất nhanh và đã chớp được các đơn hàng tốt. Đúng là trong nguy có cơ. Giờ phải tận dụng các cơ hội có thể để vượt lên khó khăn,ự cứu mình trong khi chờ Nhà nước hỗ trợ", Bí thư Vương Đình Huệ nói.

Ông yêu cầu duy trì sản xuất kinh doanh của công xưởng, nhà máy phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. 

Song song đó, Bí thư Vương Đình Huệ đặt vấn đề ngành hàng, hiệp hội phối hợp với các cơ quan quản lí Nhà nước, ngoài các tiêu chuẩn ISO hiện nay thì nên xây dựng tiêu chuẩn an toàn, để hoạt động bảo đảm an toàn để phòng chống dịch và không thể bỏ mặc cho doanh nghiệp tự làm. 

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.