Muốn làm cô giáo mầm non, trước tiên hãy làm mẹ cái đã

Muốn làm cô giáo mầm non, trước tiên hãy làm mẹ cái đã vì chỉ có như vậy họ mới đủ bao dung, độ lượng trước những “khóc lóc, ỉ ôi, mè nheo và cơn tam bành” của chúng.

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn video dài gần 2 phút ghi lại cảnh một số giáo viên mầm non bạo hành trẻ. Đầu video, một cô giáo cầm dép đập thẳng vào đầu, mặt bé trai khiến cháu ôm đầu khóc. Tiếp đến là cảnh một cô dùng vật cứng đập vào đầu bé khác cùng lời đe dọa "ngậm mồm" sau khi kéo bé vào nhà vệ sinh. Cuối video, một cô giáo mặc đồ thể thao, hai tay đút túi quần, dùng đầu gối thúc nhẹ vào bụng một bé khác đang khóc kèm lời quát tháo phải nín ngay. Sự việc được xác định xảy ra ngày 8/1 tại nhóm lớp mầm non Sen Vàng (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Hai cô giáo đánh trẻ là Đặng Thị Bình (23 tuổi) và Nguyễn Thị Hồng Ngát (22 tuổi).

muon lam co giao mam non truoc tien hay lam me cai da
Hình ảnh hai giáo viên mầm non bạo hành trẻ. Ảnh cắt từ clip.

Đây không phải lần đầu trên mạng xuất hiện những hình ảnh giáo viên mầm non bạo hành trẻ dã man như vậy. Cũng không phải là lần đầu tiên những người làm mẹ run rẩy, hoang mang và đau đớn khi phải chứng kiến cảnh trẻ bị bạo hành, trẻ khiếp sợ đến mức khóc thét. Trước đây đã có biết bao vụ việc tương tự xảy ra, và lần nào cũng khiến cư dân mạng phẫn nộ, tự hỏi “tại sao những con người đó có thể làm được điều kinh khủng đến thế với con trẻ”. Trong số rất nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ, có những bà mẹ không dám bật lên xem, cũng không dám đọc tin tức gì, bởi vì họ sợ, họ ghê rợn, họ hoang mang, họ liên tưởng đến đứa con bé bỏng của mình, và họ thương em bé trong những đoạn video bạo hành ấy.

Muốn làm cô giáo mầm non, trước tiên hãy làm mẹ cái đã

Muốn làm cô giáo mầm non, trước tiên hãy làm mẹ cái đã. Vì sao ư? Vì chỉ có như vậy thì họ mới hiểu trẻ nhỏ, chỉ có như vậy họ mới đủ bao dung, độ lượng trước những “khóc lóc, ỉ ôi, mè nheo và cơn tam bành” của chúng, chỉ có như vậy họ mới có phản ứng bình thường khi trẻ tiểu tiện, đại tiện bừa bãi.

muon lam co giao mam non truoc tien hay lam me cai da
Muốn làm cô giáo mầm non, trước tiên hãy làm mẹ cái đã. (Ảnh minh họa)

Những người phụ nữ đã làm mẹ có một tình yêu vô điều kiện với lũ trẻ con. Ngay từ khi con họ chào đời, họ đã mắc chứng “cuồng con”. Mọi nhất cử nhất động của con họ đều “thần thánh hóa” và cho đó là đáng yêu hết thảy. Cái bệnh “cuồng con” mà người khác nhìn vào hay phê phán ấy, nó lan tỏa đến cả những em bé khác, dù chẳng phải con của họ.

Vì thế những người phụ nữ đã làm mẹ họ bớt thấy khó chịu khi một em bé lăn đùng ra ăn vạ, khóc lóc giữa đường; họ cũng bớt cau có, nhau mày khi phải nghe tiếng trẻ mè nheo trên máy bay chật ních người; họ cảm thông với các bậc phụ huynh khác khi con trẻ có những hành động không phù hợp và tất nhiên họ cũng không thấy “ghê tay” khi bất đắc dĩ phải vệ sinh cho con nhà hàng xóm hoặc con của bạn thân lỡ đại tiện không đúng chỗ.

muon lam co giao mam non truoc tien hay lam me cai da
Người đã làm mẹ quá quen với những điều “khủng khiếp” khi chăm nuôi con nhỏ. (Ảnh minh họa)

Những người phụ nữ đã làm mẹ có khả năng kiềm chế cảm xúc. Họ cũng bình tĩnh và không dễ bị kích động. Bởi họ đã quá quen với những điều “khủng khiếp” khi chăm nuôi con nhỏ. Họ cũng từng “nổi điên”, hét toáng lên, cáu giận và đánh đít con mình, nhưng rồi họ hiểu làm như vậy chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Khẳng định chắc nịch rằng, nếu chưa từng làm mẹ, bạn sẽ không hiểu được một ngày với trẻ “dài lê thê” như thế nào đâu.

Tất cả những khủng hoảng tuổi lên 1, lên 2, lên 3 của trẻ, những mệt mỏi không gì đong đếm được khi nuôi nấng trẻ, họ đều đã và đang trải qua. Người làm mẹ, hơn ai hết, họ hiểu rằng tất thảy những điều đó chẳng thể sánh bằng một cái ôm của trẻ, tình yêu của trẻ với mẹ chúng trong suốt những năm đầu đời và cả sau này nữa.

Giáo viên mầm non ngoài bằng cấp thì còn cần gì nữa?

muon lam co giao mam non truoc tien hay lam me cai da
Suy cho cùng trong nghề nuôi dạy trẻ, việc có bằng cấp hay không, không quan trọng bằng nhiều thứ bình thường khác rất khó đong đếm. (Ảnh minh họa)

Ai cũng hiểu một điều tất lẽ dĩ ngẫu rằng, để trở thành giáo viên nuôi dạy trẻ, thì phải được học về nghiệp vụ sư phạm. Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng giáo viên của các cơ sở mầm non trên cả nước. Chẳng mấy ai quan tâm đến việc liệu cô giáo ứng tuyển vào vị trí chăm trẻ ấy có đủ tình yêu, sự bao dung và cảm thông với con trẻ hay không?

Những giáo viên mầm non tương lai, họ được học về các phương pháp giáo dục trẻ, từ giáo dục thể chất, ngôn ngữ, âm nhạc đến việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học, các hoạt động tạo hình….Họ cũng học về tâm lý học trẻ em. Nhưng những điều đó chỉ hoàn toàn là lý thuyết, rất khó thể hiểu tường tận nếu người đó chưa từng tự tay chăm sóc, nuôi nấng một đứa trẻ.

Giáo viên mầm non, ngoài bằng cấp, chứng chỉ sư phạm, thì họ còn cần một thứ vô hình quan trọng hơn, đó là tình yêu vô điều kiện với con trẻ. Đây cũng là tiêu chí mà hầu như không bậc phụ huynh nào tính đến khi chọn trường mầm non, chọn giáo viên cho con.

Trẻ con những năm đầu đời nó đâu cần mấy cái phương pháp giáo dục sớm để thành thiên tài làm gì đâu, chúng chỉ cần được vui vẻ, được ở gần những người yêu thương chúng, những người hiểu chúng và cùng chúng đi qua những khủng hoảng tuổi lên 1, lên 2, lên 3…mà thôi.

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.