Ngồi nhà cũng có thể theo dõi danh sách cử tri và thông tin bầu cử quốc hội

Đó là những tiện ích mà công nghệ mang lại khi ứng dụng vào theo dõi thẻ cử tri và các thông tin về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.

Trong bối cảnh tình hình Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc đến tận nơi để kiểm tra thông tin thẻ cử tri không chỉ gây bất tiện cho người dân mà còn khó đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Vì thế, ý tưởng hình thành một hệ thống trên internet để giúp người dân có thể tra cứu dễ dàng các thông tin liên quan đến bầu cử rất được khích lệ.

Tại Quận 3, TP.HCM, thông qua hệ thống, cử tri chỉ bằng các thao tác đơn giản như chọn phường cần tra cứu, nhập họ tên thì đã có thể kiểm tra thông tin cá nhân nhanh chóng mọi lúc mọi nơi khi cần. Trong trường hợp nếu có sai sót, cử tri sẽ yêu cầu chỉnh sửa thông tin thông qua hệ thống và kiểm tra lại sau 48 giờ mà không cần đi lại nhiều lần.

Ngồi nhà cũng có thể theo dõi danh sách cử tri và thông tin bầu cử quốc hội - Ảnh 1.

Nhiều đơn vị ứng dụng Zalo vào tuyên truyền bầu cử. (Ảnh: Chi Nguyễn).

Ngoài hệ thống có sẵn về thông tin cử tri, thông qua các tài khoản Zalo chính thức, nhiều tỉnh/thành cũng đã có kênh tuyên truyền nhanh chóng đến người dân thông tin về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Hiện Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, tỉnh Đắk Lắk, Tuyên Quang… đã sử dụng các tài khoản Zalo chính thức như "Sở Thông tin Truyền thông TP Hà Nội", "Công an quận Nam Từ Liêm", "Thông tin phường Tân Thành", Phòng Cảnh sát Cơ động Đắk Lắk"… để cập nhật nhanh tình hình bầu cử, nguyên tắc bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu, quyền bầu cử và ứng cử của công dân; số lượng, cơ cấu đại biểu; danh sách, lý lịch của người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử; quyền lợi và trách nhiệm của cử tri. Thông qua đó giúp người dân nhận thức rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện này.

Ngồi nhà cũng có thể theo dõi danh sách cử tri và thông tin bầu cử quốc hội - Ảnh 3.

Các thông tin về bầu cử được nhiều tỉnh thành tuyên truyền đến người dân thông qua Zalo. (Ảnh đồ họa).

Bên cạnh những hình thức tuyên truyền đã hoạt động hiệu quả, tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Ủy ban MTTQ huyện cũng đã lập các nhóm liên quan đến bầu cử trên Zalo để trao đổi và trực tiếp hướng dẫn khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở. Ưu điểm của nhóm Zalo là cùng lúc gửi thông tin tới nhiều thành viên mà không tốn chi phí. Thông báo, hướng dẫn điều hành hiển thị đầy đủ cùng với văn bản hay hình ảnh đính kèm đã giúp công tác chỉ đạo bầu cử tại Thạch Hà trở nên nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn rất nhiều.

Theo kế hoạch trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố, cơ quan sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, cổ động về bầu cử ở các địa phương. Bên cạnh đó, công nghệ cũng được cho là góp phần vào việc này khi tập trung tuyên truyền theo chiều sâu, đặc biệt là chú ý tuyên truyền về các nội dung quan trọng để nhân dân nắm rõ và thực hiện tốt cuộc bầu cử.

Tag:
chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.