Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ phải chịu đau đớn tới mức nào?

Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối các tế bào ung thư phát triển với số lượng không thể kiểm soát và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư di căn tới đâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gây đau đớn đến đó.

Nghệ sĩ Lê Bình sốt cao, mê man do tác động của đợt hóa trị cuối tuần

Ngày 17/4, chia sẻ với Zing.vn, con trai nghệ sĩ Lê Bình cho biết, cha anh đang sốt cao, mê man sau đợt hóa trị vào cuối tuần trước.

"Ba tôi sốt cao là do tác động từ đợt hóa trị. Phải đợi thêm 1 tuần nữa để ổn định tình hình mới biết được cụ thể ra sao vì mỗi đợt hóa trị cách nhau 21 ngày. Hoàn toàn không có chuyện ba tôi hôn mê sâu như mọi người nói", anh giải thích.

Được biết, do tình trạng sức khỏe yếu, nghệ sĩ Lê Bình chỉ có thể cử động nhẹ, mấp máy môi để nói những chuyện cần thiết với những người xung quanh. Ông đã được chuyển vào nằm trong phòng bệnh 2 người, có điều hòa, không còn nằm giường hành lang như trước.

Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ phải chịu đau đớn tới mức nào? - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Lê Bình bị ung thư phổi di căn, hiện ông đang nằm mê man trên giường bệnh, không thể tiếp bạn bè đến thăm. (Ảnh: Zing.vn)

Trước đó diễn viên Trịnh Kim Chi từng chia sẻ với báo chí, sức khỏe nghệ sĩ Lê Bình chuyển biến xấu khiến ông phải nhập viện. Do khối u di căn vào tủy, ông bị liệt nửa thân dưới. Bác sĩ đã áp dụng thuốc đặc trị ở mức độ mạnh để bảo vệ tủy nhưng thất bại.

Do ngồi lâu, vùng thân dưới của ông bị hoại tử, lở loét. Bản thân nghệ sĩ Lê Bình mất cảm giác nên cũng không biết việc bị hoại tử nghiêm trọng cho đến khi người nhà phát hiện ra.

Bị ung thư giai đoạn cuối người bệnh sẽ rất đau đớn

Xem thêm: Bác sĩ 38 tuổi bị ung thư ruột giai đoạn cuối chỉ vì bỏ qua dấu hiệu này

Trả lời trên Dân trí, ThS. BS Nguyễn Thị Minh Hương, Trưởng khoa Ung bướu Singapore, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, mỗi loại ung thư lại gây ra những triệu chứng và biến chứng khác nhau, nhưng nhìn chung ở giai đoạn cuối, họ đều bị những cơn đau liên tục hành hạ do khối u lớn chèn ép vào các bộ phận, từ đó dễ dẫn tới sự thay đổi trong tâm lí người bệnh như cáu gắt, trầm cảm, mất ngủ, vv…

Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư phát triển với số lượng không thể kiểm soát và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Di căn tới đâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đó.

Ung thư di căn tới xương sẽ gây đau xương, xương dễ gãy, di căn tới não sẽ gây đau đầu.

Di căn phổi gây khó thở, thậm chí tràn dịch màng phổi, vv…;

Di căn gan gây vàng da, vàng mắt, v.v.

Không chỉ riêng bệnh ung thư gây ra đau đớn, mà ở một số người sức khỏe kém, thuốc hóa trị hoặc xạ trị có thể gây ra những phản ứng phụ như tê tay và chân, nóng rát ở vùng da được trị liệu, nôn mửa... khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, chưa kể cảm giác phải phụ thuộc vào người khác khiến họ thấy mình bất lực.

Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ phải chịu đau đớn tới mức nào? - Ảnh 2.

Ung thư phổi giai đoạn cuối người bệnh sẽ rất đau đớn. (Ảnh: Vicare)

Ở một số người các cơn đau chỉ xảy ra thời gian ngắn, nhưng ở nhiều người quản lí cơn đau kém có thể dẫn tới đau mãn tính.

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Xem thêm: Tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư phổi tế bào nhỏ: Với những bệnh nhân ung thư phổi tế bào không nhỏ đây là thể bệnh có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi ung thư phổi tế bào nhỏ và dễ di căn. Người bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ thường có triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, sụt cân, khó thở và đau tức ngực… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Trong trường hợp người bệnh ung thư phổi lành tính thì có thể sống thêm được 5 năm.

Nếu khối u chỉ nằm trong phổi và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể, tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 23,3% (theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ).

Nếu khối u đã lan đến khu vực ( bao gồm cả các hạch bạch huyết lân cận hoặc ở xa) tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống còn 14,4%.

Nếu ung thư đã tiến triển và xâm lấn đến các phần xa của cơ thể, tỉ lệ sống 5 năm chỉ còn là 2,8%.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Ở giai đoạn sớm, khi khối u không lây lan, tỉ lệ sống 5 năm là 49%.

Nếu ung thư đã lan đến khu vực lân cận, tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống 30%.

Ở giai đoạn cuối cùng, khi ung thư xâm lấn gan, não, xương… tiên lượng sống của bệnh nhân chỉ còn 1%.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.