Tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Nghệ sĩ Lê Bình bị ung thư phổi, khối u di căn vào tủy tình trạng sức khỏe rất xấu. Căn bệnh nghệ sĩ gạo cội mắc phải là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới; đứng thứ 3 ở nữ giới. Bệnh diễn biến nhanh, tỉ lệ tử vong lớn nhưng lại khó phát hiện ở giai đoạn sớm.

Theo các chuyên gia, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, cứ 5 người chết vì ung thư thì có 1 người mắc ung thư phổi.

Hiện thế giới có khoảng 1,8 triệu người mắc ung thư phổi mỗi năm; 1,6 triệu người chết. Con số này cao hơn người chết của 3 loại ung thư là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng.

Tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu? - Ảnh 1.

Ung thư phổi đang là bệnh có tỉ lệ chết người cao nhất ở nước ta hiện nay. (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp ở cả nam và nữ, đây cũng là nguyên nhân gây chết người hàng đầu. Thậm chí, bệnh có xu hướng gia tăng và xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi do thói quen hút thuốc lá.

Đa số bệnh nhân bị ung thư phổi do tiếp xúc với không khí ô nhiễm, các hóa chất độc hại, khói thuốc lá hay rượu bia… Đáng chú ý, có tới 90% bệnh nhân bị ung thư phổi do tiếp xúc hoặc hút thuốc lá lâu năm. Người có thói quen hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 10 lần so với những người không hút.

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Theo số liệu thống kê gần đây, thời gian sống của người mắc bệnh ung thư phổi phụ thuộc rất lớn vào tình trạng hiện tại của bệnh như: Ung thư tế bào nhỏ hay tế bào không nhỏ, lành tính hay ác tính.

Ung thư phổi được chia làm 2 thể chính là: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào không nhỏ chiếm khoảng 80% tổng số ca bệnh.

Tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu? - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Lê Bình bị ung thư phổi di căn, hiện ông đang nằm mê man trên giường bệnh, không thể tiếp bạn bè đến thăm. (Ảnh: Zing.vn)

Ung thư phổi tế bào nhỏ: 

Với những bệnh nhân ung thư phổi tế bào không nhỏ đây là thể bệnh có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi ung thư phổi tế bào nhỏ và dễ di căn. Người bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ thường có triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, sụt cân, khó thở và đau tức ngực… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Trong trường hợp người bệnh ung thư phổi lành tính thì có thể sống thêm được 5 năm.

Nếu khối u chỉ nằm trong phổi và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể, tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 23,3% (theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ). 

Nếu khối u đã lan đến khu vực ( bao gồm cả các hạch bạch huyết lân cận hoặc ở xa) tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống còn 14,4%. 

Nếu ung thư đã tiến triển và xâm lấn đến các phần xa của cơ thể, tỉ lệ sống 5 năm chỉ còn là 2,8%.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ: 

Ở giai đoạn sớm, khi khối u không lây lan, tỉ lệ sống 5 năm là 49%. 

Nếu ung thư đã lan đến khu vực lân cận, tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống 30%. 

Ở giai đoạn cuối cùng, khi ung thư xâm lấn gan, não, xương… tiên lượng sống của bệnh nhân chỉ còn 1%.

Xem thêm: Sự thật ít biết về ung thư phổi, căn bệnh phá hủy hoàn toàn tủy của nghệ sĩ Lê Bình

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi?

Theo GS Nguyễn Bá Đức - nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, người nào có dấu hiệu tức ngực, ho kéo dài điều trị không dứt thì nên nghĩ ngay tới bệnh ung thư phổi.

Thống kê cho thấy, 80% bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng ho khan, ho dai dẳng, có đờm (đờm trắng, nhiều đờm), khó thở khi cố gắng vận động, đau ngực, thậm chí ho ra máu (giai đoạn muộn).

Tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu? - Ảnh 3.

Khó thở và ho dai dẳng là dấu hiệu sớm của ung thư phổi ở nam giới. (Ảnh: Healthabove60)

Ngoài ra, bệnh nhân bị ung thư phổi cũng có những biểu hiện như đau đầu (bệnh di căn não), đau xương sườn (di căn xương), đau xương sống, mệt mỏi, sút cân…

Phòng ung thư phổi thế nào?

Theo các chuyên gia, mặc dù, hiện nay có loại thuốc có thể làm ức chế tế bào ung thư phổi nhưng đây cũng chỉ là biện pháp nhằm giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân, chứ không thể chữa khỏi dứt điểm được bệnh.

Bởi vậy, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân để phòng ngừa ung thư phổi tuyệt đối không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc, bởi đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lí hô hấp như viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi.

Ngoài ra, người dân cần giữ thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh như: Rèn luyện thể dục hàng ngày, ăn uống đầy đủ, khoa học, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại bệnh tật.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.