Người chuyển giới tiêm hormone trong vòng 2 năm sẽ được pháp luật công nhận?

Đây cũng là quan điểm cá nhân của ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế chia sẻ về trường hợp người chuyển giới được thay đổi giấy tờ tùy thân.

8 vấn đề bức thiết của người chuyển giới

Tại cuộc Hội thảo Tham vấn cộng đồng chuyển giới về dự thảo báo cáo tác động chính sách luật chuyển đổi giới tính vào sáng nay 12/05, Vụ Pháp chế Bộ Y tế đã đưa ra 8 chính sách đề cập tới những vấn đề bức thiết nhất trong cộng đồng người chuyển giới liên quan đến việc thay đổi lại giấy tờ nhân thân.

nguoi chuyen gioi tiem hormone trong vong 2 nam se duoc phap luat cong nhan
Hội thảo Tham vấn cộng đồng chuyển giới về dự thảo báo cáo tác động chính sách luật chuyển đổi giới tính.

Các chính sách bao gồm: xác định lại phạm vi điều chỉnh của luật, các trường hợp được CĐGT; độ tuổi can thiệp y học để CĐGT; Quy định về tình trạng hôm nhân trước khi can thiệp y học, xác định tâm lý người CĐGT; Điều kiện đối với cơ sở khám chữa bệnh được can thiệp CĐGT; Việc công nhận các can thiệp y tế đã thực hiện CĐGT trước ngày luật CĐGT có hiệu lực và Chi trả kinh phí thực hiện CĐGT.

Chia sẻ về cơ sở của những chính sách này, ông Nguyễn Huy Quang nói: “Những chính sách này được bắt đầu xây dựng từ năm 2016, dựa trên ý kiến từ các chuyên gia, các cơ quan liên quan và đại diện của cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng.”

Ông Quang cũng nhấn mạnh: “Đây chính là cơ sở cho Bộ Y tế và Bộ Tư pháp trình Quốc hội vào cuối năm nay. Khi dự thảo được thông qua thì đến năm 2019-2010 Luật về chuyển đổi giới tính sẽ ban hành và mất khoảng 6 tháng đến 1 năm, luật chính thức có hiệu lực.”

Đối tượng nào sẽ được phép chuyển đổi giấy tờ?

Theo điều 37, Bộ luật dân sự sửa đổi đã đề cập tới vấn đề “Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

nguoi chuyen gioi tiem hormone trong vong 2 nam se duoc phap luat cong nhan
Trường hợp người chuyển đối giới tính nhận được nhiều tranh cãi.

Đây cũng là vấn đề này cũng khiến nhiều người chuyển giới băn khoăn khi chưa rõ trường hợp chuyển đổi giới tính nào sẽ được công nhận về mặt pháp luật.

Trước vấn đề đang được quan tâm này, Hội thảo đã đưa ra 3 giải pháp sau:

Thứ nhất, cho phép cá nhân sau khi kiểm tra tâm lý (theo bảng chuẩn) được xác định là có mong muốn chuyển đổi giới tính, đã sử dụng thuốc hormone trong thời gian liên tục (từ 2 năm trở lên).

Thứ hai, cho phép cá nhân sau khi kiểm tra tâm lý (theo bảng chuẩn) được xác định là có mong muốn chuyển đổi giới tính, đã sử dụng thuốc hoóc môn trong thời gian liên tục (1 năm trở lên) và đã qua phẫu thuật 1 phần (thay đổi ngực hoặc bộ phận sinh dục) hoặc toàn bộ (cả thay đổi ngực và bộ phận sinh dục).

Thứ 3, không có can thiệp y tế (sử dụng hormone hoặc phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục) mà chỉ cần có Bản xác nhận là đã kiểm tra tâm lý (theo bảng chuẩn) và được xác định là có mong muốn CĐGT, nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyển (có thể là cơ quan tư pháp) ghi rõ họ tên, nguyện vọng là có mong muốn được xác nhận là người chuyển đổi giới tính.

Nhiều người chuyển giới có phẫu thuật nhưng không thực hiện tiêm hormone

Trước giải pháp này đưa ra, không ít ý kiến từ cộng đồng người chuyển giới cho rằng, việc áp đặt sử dụng hormone trong vòng 2 năm sẽ gây khó khăn cho người chuyển giới.

Chia sẻ bên lề Hội thảo, ông Nguyễn Huy Quang cho biết: "Quan điểm cá nhân của tôi hướng tới giải pháp: "người chuyển giới tiêm hormone trong vòng 2 năm sẽ được pháp luật công nhận."

nguoi chuyen gioi tiem hormone trong vong 2 nam se duoc phap luat cong nhan
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

Tuy nhiên, Trung Anh, chuyển giới nữ, cho rằng: “Mỗi cơ thể sẽ cần một sự thích ứng khác. Một số bạn chỉ cần phẫu thuật chuyển giới một phần hoặc toàn phần mà không cần dùng hormone. Hơn nữa, việc tiêm hormone cần khoản chi phí lớn, không phải người chuyển giới nào cũng có điều kiện. Chưa kể rất nhiều bạn chuyển giới không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện việc điều trị tiêm hormone. Sẽ không công bằng nếu như họ sẽ không được thụ hưởng quyền lợi của những người chuyển giới.”

Tây Hà, một chuyển giới nữ cũng cho hay: “Bản thân tôi là người chuyển giới nhưng khi đi phẫu thuật ngực cũng không dùng đến hormone. Việc sử dụng hormone đa phần đối với người chuyển giới là để đẹp hơn, tự tin hơn.”

nguoi chuyen gioi tiem hormone trong vong 2 nam se duoc phap luat cong nhan
Người chuyển giới mong muốn được công nhận về mặt pháp luật.

Về những ý kiến tranh cãi xung quanh các trường hợp sẽ được công nhận chuyển đổi giới tính ở Việt Nam, bà Nguyễn Thanh Trà, phó Vụ trưởng Vụ các Vấn đề xã hội, nói: “Chúng ta cần thực hiện việc công nhận người chuyển đổi giới tính theo pháp luật dựa trên sự kết hợp mặt bằng chung của thế giới và thời điểm thực thi. Bởi, nếu không thắt chặt và làm rõ quy định trường hợp người chuyển đối giới tính sẽ ảnh hưởng đến toàn thể xã hội.

Trên thế giới, 60% các nước đồng ý thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới khi đã tiêm hormone và thực hiện phẫu thuật chuyển giới một đến toàn phần. Bản thân cá nhân của tôi cũng nghĩ nên thực hiện theo mặt bằng chung của thế giới.”

nguoi chuyen gioi tiem hormone trong vong 2 nam se duoc phap luat cong nhan

Giải mã công thức đẹp và tự tin của LGBT

chọn
Cầu vượt sông Đào trên trục phát triển kinh tế biển Nam Định hoàn thành hơn 60%
Cầu Đống Cao thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 2) dự kiến hợp long vào tháng 6/2024.