Chưa hết choáng váng thì con là chuyển giới thì lại phát hiện chồng hò hẹn với nam |
Sáng nay, ngày 17-11, Hội thảo Tham vấn cộng đồng về dự thảo Luật Chuyển đối giới tính đã diễn ra tại Hà Nội.
Tại Hội thảo, TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế đã trình bày những điều cơ bản nhất của dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính. Theo đó, dự thảo luật gồm 7 chương 29 điều quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính; điều kiện đối với cá nhân, tổ chức thực hiện xác định tâm lý, can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; hồ sơ, thủ tục liên quan để can thiệp y học để chuyển đổi giới tính...
Hội thảo Tham vấn cộng đồng về dự thảo Luật Chuyển đối giới tính nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng chuyển giới và các bên liên quan. (Ảnh: NH). |
Dự thảo luật nêu rõ chuyển đổi giới tính là quá trình thực hiện các can thiệp y học thay đổi giới tính của một người đã có giới tính sinh học hoàn thiện phù hợp với bản dạng giới của họ. Giới tính sinh học hoàn thiện là giới tính của một người được xác định là nam hay nữ dựa trên sự hoàn chỉnh về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể. Bản dạng giới là cảm nhận bên trong của một người về việc họ là nam hay là nữ. Bản dạng giới của một người có thể phù hợp hoặc không phù hợp với giới tính khi sinh ra của họ.
Liên quan đến đối tượng chuyển đổi giới tính được công nhận về mặt pháp luật, TS Nguyễn Huy Quang nhấn mạnh tới trường hợp người chuyển giới tiêm hormone trong vòng 2 năm liên tục và có 24 giấy xác nhận từ phía cơ sở y tế được phép thực hiện điều trị nội tiết.
Trước quy định này, không ít thành viên trong cộng đồng chuyển giới cho rằng, việc tiêm hormone trong vòng 2 năm là quá dài so với một người. Đặc biệt, việc có 24 giấy xác nhận từ phía cơ sở y tế sẽ khiến người chuyển giới gặp vấn đề khó khăn trong các thủ tục hành chính. Thực tế, phần lớn người chuyển giới không đủ điều kiện đáp ứng việc tiêm hormone về sức khỏe hoặc không có nhu cầu.
Một thành viên của cộng đồng chuyển giới tham gia hội thảo. (Ảnh: NH). |
La Lam (một người chuyển giới nữ, Hà Nội) cho hay: “Vấn đề tiêm hormone phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Một số lớn những người chuyển giới không thể đáp ứng được nhu cầu tiêm hormone nhưng họ vẫn có thể phẫu thuật được ngực và bộ phận sinh dục.
Nếu lựa chọn nhóm người chuyển giới tiêm hormone trong vòng 2 năm liên tục thì vô tình sẽ bỏ qua số đông những người chuyển giới mong muốn được pháp luật công nhận nhưng không đủ sức khỏe tiêm hormone. Vậy tại sao, dự thảo luật không đưa thêm những quy định về nồng độ hormone tối thiểu với người chuyển giới coi như một sự mở rộng thêm đối tượng được thụ hưởng quyền?"
Cũng đưa ra ý kiến tranh luận về việc tiêm hormone của người chuyển giới, Thiên Ân (chuyển giới nam đến từ TP Hồ Chí Minh, đại diện nhóm FTM Việt Nam Organization) nói: “Trong dự thảo luật chuyển đổi giới tính yêu cầu 24 bản xác nhận của bác sĩ về việc điều trị tiêm hormone trong vòng 2 năm liên tục. Tuy nhiên, con số 24 dường như là khá lớn vì tùy thuộc vào mức độ sức khỏe và nhu cầu của người chuyển giới, họ sẽ được bác sĩ kê đơn và điều trị nội tiết khác nhau. Một số người chuyển giới chỉ cần điều trị hormone trong vòng 3, 6 tháng theo định kỳ. Chưa kể, thủ tục hành chính liên quan tới 24 tờ xác nhận đã tiêm hormone sẽ gây khó khăn cho người chuyển giới.”
Theo bà Lương Minh Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), cuộc khảo sát online gần đây nhất với 400 người chuyển giới tham gia thì chỉ có 38% người chuyển giới đã và đang sử dụng hormone điều trị nội tiết.
Tuy nhiên, trên góc độ y học, Ths Ngô Hải Sơn (khoa phẫu thuật Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức) cho rằng: “Vấn đề tiêm hormone trước và sau khi thực hiện phẫu thuật có vai trò quan trọng với người chuyển giới. Bởi ngoài vấn đề làm đẹp thì hormone có tác dụng phát triển những cơ quan đích cho người chuyển giới đặc biệt khi bộ phận sinh dục mới được tạo hình."
Ths Ngô Hải Sơn chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: NH). |
Đại diện cho những phụ huynh có con là người chuyển giới, bà Nguyễn Thị Minh Châu (Hà Nội) cho biết: "Bản thân tôi là người có con chuyển giới. Khi gặp gỡ và tiếp xúc với bạn bè của con là người chuyển giới, tôi được biết rất nhiều trường hợp các bạn không đủ điều kiện sức khỏe hoặc kinh tế để thực hiện can thiệp y học như tiêm hormone. Nếu luật yêu cầu người chuyển giới buộc phải có can thiệp y học thì con tôi và nhiều người khác sẽ phải nằm ngoài đối tượng được quy định trong luật. Tôi hy vọng rằng, Luật Chuyển đổi giới tính trong tương lai sẽ cởi mở hơn để giải quyết được những khó khăn mà phần đông người chuyển giới đang gặp phải. Như vậy, họ sẽ có cơ hội xin việc và không bị đối xử kì thị trong các môi trường học tập hay làm việc."
Chàng chuyển giới 9X: 'Bạo lực học đường do người LGBT có thể hiện giới đặc trưng'
Đến thời điểm hiện tại, cái tên “Bằng Giang” cũng đã ghi dấu ấn trong cộng đồng LGBT với những dự án về bạo lực ... |
Gia đình đặc biệt ở Việt Nam: bố đồng tính, con chuyển giới, mẹ hết mình ủng hộ
Đến bây giờ, cô nàng chuyển giới Vũ Hoàng Khôi luôn tự hào về gia đình nhỏ đặc biệt của mình. Với Khôi, điều quan ... |
'Mỹ nhân chuyển giới' nổi tiếng một thời có con bằng cách nào?
Sự ra đi của nam ca sĩ phi giới tính hơn 1 năm trước đã để lại niềm tiếc nuối trong lòng nhiều nghệ sĩ ... |
LGBT 10:14 | 01/04/2019
LGBT 07:27 | 30/03/2019
LGBT 19:00 | 14/03/2019
LGBT 07:39 | 23/11/2017
LGBT 01:46 | 18/11/2017
LGBT 13:49 | 17/11/2017
LGBT 03:31 | 30/10/2017
Lối sống 23:51 | 29/05/2017