Chuyện đi làm dâu 'sướng như tiên' của cô gái lấy chồng chuyển giới: 'Mẹ chồng luôn giục tôi nhanh có con' |
Nhật Bản
Tại đất nước hoa anh đào, người chuyển giới Nhật vẫn được xếp vào nhóm bệnh nhân rối loạn nhận dạng giới tính. Chứng rối loạn này được định nghĩa là "khát khao được sống và công nhận như một người mang giới tính đối lập với giới tính vốn có".
Khi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhận dạng giới tính, quyền lợi của người chuyển giới mới được bảo vệ bởi một bộ luật dành riêng cho họ với cái tên "Luật dành cho bệnh nhân rối loạn nhận dạng giới tính".
(Ảnh: Japan Times). |
Luật dành cho người chuyển giới ban hành vào năm 2002 và được thông qua vào năm 2003. Bộ luật này đảm bảo các "bệnh nhân" chuyển giới sẽ không gặp phải bất kỳ sự kì thị và được hưởng đầy đủ quyền công dân như bao người khác. Người chuyển giới cũng được phép thay đổi giấy tờ của mình sau khi được chẩn đoán là bệnh nhân rối loạn nhận dạng giới tính.
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, nhóm người chuyển giới được gọi là Hijras. Năm 1994, những người chuyển giới được hợp pháp hóa quyền bầu cử như một nhóm giới tính thứ 3. Tuy nhiên, người chuyển giới ở Ấn Độ vẫn phải đối mặt với tình trạng phẫu thuật chuyển đổi giới tính chui do chưa có hành lang pháp lý.
(Ảnh: CNN) |
Năm 2014, Toà án Tối cao Ấn Độ đã tuyên bố những người chuyển giới là tầng lớp còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội. Họ cần được tạo điều kiện về chăm sóc sức khỏe và công ăn việc làm. Tòa án Tối cao Ấn Độ cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo các tiểu bang xây dựng chương trình phúc lợi cho nhóm người này.
Đến năm 2015, Thượng viện Ấn Độ đã thông qua Luật Quyền của người chuyển đổi giới tính. Theo đó, người chuyển giới sẽ nhận được các quyền lợi trong giáo dục và công việc cũng như các vấn đề liên quan tới pháp lý, thất nghiệp hay phát triển kỹ năng.
Luật Chuyển đổi giới tính Ấn Độ cũng quy định nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử trong môi trường công sở cũng như ngăn cấm việc lạm dụng hay bạo lực đối với người chuyển giới.
Dự luật cũng quy định việc thiết lập các ban trợ cấp xã hội ở trung tâm cũng như các tòa án có quyền xác định thay đổi giấy tờ cho người chuyển đổi giới tính.
Muốn được thay đổi giấy tờ, người chuyển giới phải tiêm hormone trong vòng 2 năm liên tục? | |
Bộ Y tế tổ chức tham vấn về dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính |
Tại Ấn Độ, Tamil Nadu và Kerala là những bang đầu tiên đề xuất chính sách phúc lợi dành cho người chuyển giới. Theo chính sách phúc lợi này, người chuyển giới được tiếp cận dịch vụ phẫu thuật chuyển đổi giới tính miễn phí trong các bệnh viện thuộc chính phủ. Họ được hỗ trợ nhà ở miễn phí, thay đổi giấy tờ công dân, nhập học tại các trường cao đẳng với học bổng toàn phần...
Bang Tamil Nadu cũng là nơi đầu tiên thành lập một ủy ban phúc lợi chuyển giới với các đại diện từ cộng đồng chuyển đổi giới tính. Năm 2016, bang Kerala bắt đầu thực hiện chính sách phẫu thuật chuyển đổi giới tính miễn phí cho người chuyển giới đến đăng ký tại các bệnh viện thuộc chính phủ.
Trung Quốc
Từa xưa đến nay, tại Trung Quốc chưa có bất cứ luật nào cấm phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Năm 2002 và 2008, sau khi nhận thấy những khó khăn của người chuyển giới trong việc đăng ký thay đổi hộ tịch, Bộ Công an Trung Quốc đã đưa ra hai hướng dẫn về việc thay đổi giới tính trên sổ hộ khẩu và thẻ căn cước. Theo đó, khi chuyển đổi giấy tờ thành công trên giấy, người chuyển giới sẽ được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ theo giới tính mới, bao gồm cả việc kết hôn.
(Ảnh: Wsj) |
Năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt hơn những quy định chuyển đổi giới tính. Quy định yêu cầu, những người phải trên 20 tuổi, không có tiền án, phải sống công khai với giới tính mong muốn ít nhất 3 năm trước khi phẫu thuật và phải hoàn tất quá trình phẫu thuật trước khi thay đổi giấy tờ.
Vào đầu năm 2014, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc bắt đầu cho phép trẻ vị thành niên nộp đơn xin thay đổi với thông tin bổ sung về thẻ căn cước khi có người giám hộ đồng ý. Chính sách dành cho người chuyển giới cho phép họ được kết hôn dị tính hợp pháp sau khi đã thay đổi được thông tin giới tính mới.
Đến năm 2008, đặc khu kinh tế Hong Kong cho phép thay đổi các văn bản pháp luật như giấy chứng minh nhân dân và hộ chiếu, nhưng không cho phép thay đổi giấy khai sinh. Nếu muốn thay đổi giấy tờ, người chuyển giới phải triệt sản và có sự can thiệp của y học về chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, quy định bắt buộc phải triệt sản và phẫu thuật đã được bác bỏ khỏi luật dành cho người chuyển giới kể từ năm 2015.
(Ảnh: HongKongpress). |
Trong khi đó ở Đài Loan, năm 2008, Bộ Nội vụ Trung Quốc đã quy định người chuyển giới muốn thay đổi giấy tờ buộc phải trải qua cuộc giải phẫu chuyển giới tính. Vào tháng 8 năm 2013, Đài Loan đã đồng ý cuộc hôn nhân chuyển đổi giới tính lần đầu tiên sau khi người chuyển giới này đã hoàn thiện việc thay đổi giấy tờ. Kể từ tháng 1/2015, người chuyển giới ở Đài Loan (Trung Quốc) không còn phải trải qua phẫu thuật mới được thay đổi giới tính hợp pháp.
Singapore
Một lễ hội dành cho người LGBT Singapore. (Ảnh: lgbtsingapore) |
Từ năm 1973, phẫu thuật chuyển giới được cho phép ở Singapore. Theo đó, người chuyển đổi giới tính sau khi phẫu thuật sẽ được thay đổi lại giới tính của mình theo pháp luật. Các giấy tờ liên quan cũng được thay đổi theo nhưng giấy khai sinh lại không được phép thay đổi.
Người phụ nữ thực hiện phẫu thuật chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam: 'Phải chỉnh sửa 6 lần mới thành công'
Dù phải đánh cược mạng sống của mình nhưng Đào Anh (chuyển giới nữ) chưa bao giờ hối hận về quyết định thực hiện phẫu ... |
Hương Giang Idol: 'Một năm tiêm thuốc mê 3 lần, phẫu thuật nhiều, não tôi không bình thường nổi đâu'
Từng là nữ hoàng gameshow nổi tiếng hài hước và năng động nhưng sau những sóng gió, dường như Hương Giang Idol đã trở nên ... |
LGBT 10:14 | 01/04/2019
LGBT 07:27 | 30/03/2019
LGBT 19:00 | 14/03/2019
LGBT 07:39 | 23/11/2017
LGBT 01:46 | 18/11/2017
LGBT 13:49 | 17/11/2017
LGBT 03:31 | 30/10/2017
Lối sống 23:51 | 29/05/2017