Người Mỹ phải trả đến 46 tỉ USD cho việc Tổng thống Trump áp thuế lên hàng Trung Quốc

Người Mỹ đã phải chi trả đến 46 tỉ USD cho những lệnh trừng phạt từ ông Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Dù Mỹ đã gỡ thuế quan cho nhiều nước, nhưng lượng hàng xuất khẩu của xứ cờ hoa vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại.

Theo một phân tích lấy dữ liệu của dữ liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hoá Trung Quốc đã khiến các công ty và người dân Mỹ phải trả thêm 46 tỉ USD kể từ tháng 2/2018.

Trước đó, một báo cáo vào tháng 8/2019 của JPMorgan Chase, cho biết trừng phạt thuế của ông Trump ước tính khiến mỗi hộ gia đình nước này tốn thêm trung bình 600 USD mỗi năm.

Người Mỹ phải trả đến 46 tỉ USD cho việc Tổng thống Trump áp thuế lên hàng Trung Quốc - Ảnh 1.

Ông Trump liên tục "nã" thuế vào hàng Trung Quốc nhưng người trả tiền lại là dân Mỹ. (Ảnh: Reuters).

"Thuế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến túi tiền của người tiêu dùng và cử tri Mỹ trước thềm bầu cử tổng thống 2020", Dubravko Lakos-Bujas, chiến lược gia cổ phiếu tại JPMorgan chia sẻ với CNN. Ông cho rằng thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc sẽ xóa sạch phần lớn lợi ích mà người dân được hưởng, từ chính sách giảm thuế trước đó.

Công ty tư vấn Trade Partnership Worldwide có trụ sở tại Washington, cho Reuters biết chi phí thuế quan cao hơn, họ phải chi thêm khoảng 37,3 tỉ USD, xuất phát từ thuế nhập khẩu từ Trung Quốc.

Reuters phân tích một điều đáng lưu ý là mặc dù thuế đánh lên hàng Trung Quốc nhưng đối tượng trả thuế không phải là các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc, mà là các đơn vị sản xuất, nhập khẩu, phân phối của Mỹ. 

Và sau cùng, tất nhiên người tiêu dùng sẽ chi trả khoản thuế ấy.

Tờ Reuters dẫn lời ông Stephen Lamar, Phó Chủ tịch điều hành Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ, cho biết mức thuế hồi tháng 9/2019 đã đánh vào người tiêu dùng Mỹ, thay vì các nhà sản xuất Trung Quốc. Sản phẩm đến từ Trung Quốc hiện chiếm khoảng 42% hàng may mặc và 69% giày dép tại Hoa Kỳ.

Còn ông David French, Phó Chủ tịch cấp cao về quan hệ chính phủ tại Liên đoàn bán lẻ quốc gia, từng chỉ tích trên tờ The Guardian: "Chúng tôi thất vọng vì chính quyền đang làm chậm tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Các đợt áp thuế chỉ tạo thêm sự không chắc chắn và làm nản lòng nhà đầu tư".

Người Mỹ phải trả đến 46 tỉ USD cho việc Tổng thống Trump áp thuế lên hàng Trung Quốc - Ảnh 2.

Hải sản đông lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đầy các kệ trong kho lạnh lớn hàng đầu nước Mỹ - PAFCO. (Ảnh: Reuters).

Vừa rồi, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho biết ông sẽ kí thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Nhà Trắng vào ngày 15/1. Là một phần của thỏa thuận đó, Mỹ sẽ giảm một nửa mức thuế 15% áp đặt vào tháng 9/2019, đối với 120 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, nhưng mức thuế 25% đối với 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc áp dụng trước đó sẽ vẫn còn giữ nguyên.

Cũng theo phân tích này, hàng hóa xuất khẩu của Mỹ bị áp thuế trả đũa từ Trung Quốc và các nước khác đã giảm 23% trong tháng 11/2019, so với năm 2017. Tuy nhiên, Phó chủ tịch đối tác thương mại Dan Anthony cho biết: "Ngay cả khi thuế quan trả đũa đã chấm dứt, những hàng xuất khẩu đó vẫn không bị trả lại".

Dữ liệu thương mại Mỹ cho thấy thâm hụt thương mại tổng thể của Mỹ đã thu hẹp xuống mức thấp nhất 3 năm qua trong tháng 11/2019. 

"Tổng xuất khẩu của Mỹ đã cao hơn so với năm 2017, nhưng thuế quan trả đũa đã làm chậm nhịp tăng trưởng trong năm 2018, và xuất khẩu đã giảm trong năm 2019", Anthony nói.

Người Mỹ phải trả đến 46 tỉ USD cho việc Tổng thống Trump áp thuế lên hàng Trung Quốc - Ảnh 3.

Hiện tại, chỉ có Trung Quốc tích cực nhập hàng từ Mỹ để đảm bảo thoả thuận giai đoạn 1. (Ảnh: Forbes).

Không chỉ với Trung Quốc, Trump còn áp đặt thuế quan đối với nhập khẩu thép và nhôm vào tháng 2/2018. Vì thế, xuất khẩu của Mỹ sang các nước bị áp thuế trong năm 2019, đã thấp hơn 15% so với năm 2017.

Sau khi Washington đẩy lùi các mức thuế này đối với Mexico và Canada, hai nước này cũng đã loại bỏ thuế quan trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ hồi tháng 5/2019. Tuy nhiên xuất khẩu các sản phẩm của Mỹ vẫn bị ảnh hưởng và không tăng trở lại.

"Yêu cầu kì vọng là thương mại sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại, nhưng điều đó đã không xảy ra trong 6 tháng qua. Không có gì đảm bảo rằng lượng xuất khẩu sẽ tăng trở lại, dù những mức thuế trả đũa đó đã biến mất", Phó chủ tịch đối tác thương mại Hoa Kỳ nhận định.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.