Từ chiếc bàn cách đó không xa, ông Liu Shuwen đứng lên và tiến về phía bà Huang, bắt đầu cuộc trò chuyện.
Cách đây chừng 10 năm, nơi này bắt đầu trở thành điểm hẹn không chính thức của những người cao tuổi đang tìm kiếm tình yêu mới. Vào mỗi thứ ba và thứ 5 hàng tuần, nhiều công dân từ các khu dân cư khác nhau ở thành phố Thượng Hải lại tập trung về đây để gặp gỡ bạn bè. Phần lớn họ đã trên 50 tuổi.
Nhiều người hẹn hò ở đây vì có thể thưởng thức đồ uống miễn phí ở căng tin nhờ thẻ thành viên. Không gian rộng rãi, có sẵn điều hòa nhiệt độ và tiện đi lại cũng khiến khu vực này trở thành địa điểm lý tưởng.
![]() |
Địa điểm hẹn lý tưởng của nhiều người lớn tuổi ở Thượng Hải vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Ảnh: china.org |
Cái giá để hẹn hò
Những người đàn ông giàu có thường được cho là có nhiều cơ hội. So với các cụ ông đang tìm kiếm bạn đời khác, ông Liu dường như ít may mắn hơn.
"Tôi muốn tìm một người phụ nữ biết cư xử, có học thức và tươm tất để cùng tôi san sẻ việc gia đình", ông Liu mô tả về hình mẫu mong muốn. "Tôi vẫn khỏe mạnh và có lương hưu hơn 4.000 nhân dân tệ (583 USD/tháng). Nhưng đến giờ tôi vẫn chưa gặp được nhân duyên, vì họ luôn muốn những căn nhà to hay xe đắt tiền và không cảm thấy hài lòng".
Theo China.org, tương tự chuyện hẹn hò của người trẻ tuổi, tiền bạc và nhà cửa là hai mối quan tâm lớn nhất với người đi tìm tình yêu ở tuổi xế chiều.
"Ông ấy có lương hưu 40.000 nhân dân tệ/tháng, còn của tôi có 3.057 nhân dân tệ. Nhưng ông ấy không bao giờ đặt hy vọng vào ngôi nhà của tôi", bà Huang nói. Bà Huang và người bạn trai quyết định để lại căn nhà cho con cái.
"Không có tiền và nhà, không phụ nữ nào muốn hẹn hò với bạn đâu", một người đàn ông tóc hoa râm tiết lộ.
Không dễ tìm tình yêu
Thống kê cho thấy dân số Thượng Hải đang già hóa. Tính đến cuối năm ngoái, số người trên 60 tuổi của thành phố đạt mốc 4,36 triệu, theo Cục Dân sinh Thượng Hải. Khoảng 80% người cao tuổi có một con duy nhất. Điều này đồng nghĩa với việc số người cao tuổi sống một mình sẽ tăng tương ứng với tỷ lệ dân số già.
Theo kết quả khảo sát do Đại học Renmin công bố hồi tháng ba, một nửa số người trên 60 tuổi ở Trung Quốc đang sống một mình, một phần tư trong số họ cảm thấy cô đơn.
Trong khi đó, giới quan sát nhận định cùng với mất cân bằng giới tính, tỷ lệ sinh giảm dần, hiện tượng người già cô đơn có thể là một phần của "quả bom hẹn giờ" nhân khẩu học.
![]() |
Ảnh minh họa: China Daily |
Tuy vậy, tình yêu đích thực không phải dễ kiếm. Nhiều cặp đôi gặp gỡ vài lần, nhưng rồi cuối cùng cũng không đi đến đâu.
"Thói quen sinh hoạt lâu năm, khác biệt về tư tưởng, hay sự quan tâm của gia đình thường là nguyên nhân cản trở nhiều cặp đôi lớn tuổi", cụ Lu Zhixing, 71 tuổi, giải thích.
Để tránh trường hợp này, ông chọn cách sống chung nhưng không tiến tới hôn nhân.
"Chúng tôi không còn trẻ nữa. Kết hôn không phải vấn đề, miễn là chúng tôi cảm thấy hạnh phúc bên nhau", bà Huang nói. Họ mến nhau ngay từ lần đầu tiên gặp mặt và đã ở bên nhau hơn 5 năm qua.
Nhà ở, lương hưu là những vấn đề nhiều người lớn tuổi tìm bạn đời cần xem xét, ngoài yếu tố bù đắp về tình cảm. Sự phản đối của con cái cũng là lý do khiến họ dè dặt khi tìm một người chung sống nốt phần đời còn lại. Trong khi một số người than thở rằng họ sẽ không thể tìm thấy tình yêu, nhiều cụ ông cụ bà vẫn đến điểm hẹn Tứ Hối để bớt cô đơn.