Nhà văn Tâm Phan: 'Theo tôi, ngày 8/3 là một ngày ngớ ngẩn!'

 Tôi nghĩ, hãy vứt bỏ hết các nhãn mác người đời gán cho ta bởi những gì ta được/bị đối xử hàng ngày mới là thật, những gì ta cảm nhận trong cuộc đời này mới là cảm xúc thật. Hãy sống cho bản thân mình và làm cho mình hạnh phúc.
 
 

- Chị coi ngày 8/3 là một ngày thế nào?

- Từ lâu, ngày 8/3 không còn là một ngày có ý nghĩa gì với tôi bởi quanh năm suốt tháng nhà tôi luôn có hoa, nếu không là hoa ngoài vườn ông xã trồng thì cũng là hoa tôi mua về cắm. Tôi là người yêu đời nên tâm hồn lúc nào cũng phơi phới, đi bộ ngoài đường cũng nhặt một bông hoa mới rụng cài lên tóc, tôi không cần phải chờ đợi đến ngày mùng 8/3 để có ai đó tặng hoa thì mới được vui. Theo tôi ngày 8/3 khá là ngớ ngẩn bởi cái điều bình thường nhất lại được cho là một sự kiện đặc biệt một năm chỉ có một lần.

- Đã trải qua cuộc tình với người đàn ông Việt, và rốt cuộc là kết hôn với một người đàn ông nước ngoài, 8/3 giữa họ có gì giống và khác nhau?

- Rất khác nhau, khi yêu một người đàn ông Việt, ngày 8/3 của bạn có thể tràn ngập hoa và quà nhưng 364 ngày còn lại anh trở về với sự vô tâm vô tư, coi việc nhà là việc của đàn bà; còn đàn ông chỉ đi làm và đi nhậu, miễn ngày 8/3 nhớ nhiệm vụ mua hoa tặng quà là được. Với chồng tôi (là người nước ngoài) thì ngày 8/3 cũng như một ngày bình thường, nghĩa là trong nhà đã có sẵn những bông hồng tự tay anh chăm bón, đi làm về anh chăm con và giúp vợ làm việc nhà như 364 ngày còn lại.

nha van tam phan theo toi ngay 83 la mot ngay ngo ngan
Theo tôi, ngày 8/3 là một ngày ngớ ngẩn!

- Kể ra ngày đó có thể là ngày vui của người này, ngày buồn của người kia. Ai được tặng hoa và quà thì khoe lên FB, còn ai ế ẩm không được tặng hoa thì buồn bã, tủi thân rồi đâm ra trách thân trách phận, trách cả người yêu, người chồng không quan tâm tới mình, khan không galant, lãng mạn bằng chồng người ta?

- Tôi thấy khá buồn cười vì Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia tổ chức mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 trong khi phụ nữ Việt Nam phần lớn bị đối xử bất bình đẳng so với nam giới. Phải chăng nó như là một phần thưởng mỗi năm chỉ có một lần cho chị em được "mở mày mở mặt" để rồi ngày hôm sau và bao nhiêu ngày khác lại quay về với cái "máng lợn" vừa đi làm vừa chăm con vừa lo toan tất tật việc nhà? Buồn cười hơn nữa là một số chị em lại buồn bã tủi thân vì mình không được tặng hoa hay quà của mình không to bằng quà cô kia. Họ không nhận ra rằng đó chỉ là một cái danh hão, một món quà hão, một bông hoa hão cho một ngày hão. Cái họ nên buồn và tủi thân là quanh năm suốt tháng họ không được đối xử trân trọng và tử tế, vai trò và giá trị của họ không được công nhận. Nếu chỉ một bông hoa hay một món quà có thể thay đổi thân phận người phụ nữ thì dễ quá, tôi sẵn sàng cống hiến hết toàn bộ tiền sách bán được để mọi phụ nữ Việt Nam có được một cuộc sống tốt đẹp hơn với 365 ngày - ngày nào cũng là một ngày vui và hạnh phúc mà không phải hồi hộp chờ đến ngày 8/3. Chỉ tiếc rằng, cuộc đời lại không đơn giản thế!

- Hôm nay 8/3 mà, em cứ để đống bát đấy, mai rửa cũng được. Đó là một câu nói hóm hỉnh trong ngày 8/3 nhưng phản ánh khá chuẩn về đời sống vợ chồng, chị nghĩ sao?

- Câu nói đùa mà không hiểu sao tôi thấy buồn. Tại sao những ông chồng Việt Nam có một đặc quyền là quyền được hưởng thụ trên những lo toan vất vả của vợ? Và họ thấy đó là điều đương nhiên, chỉ khi có dịp đặc biệt thì họ mới "nhón tay làm phúc" giúp vợ rửa chén bát như một sự ban ơn? Tôi nghĩ vì họ được phép làm thế. Ai cho phép? Chính là những người phụ nữ đã sinh ra họ. Hành vi biểu hiện qua sự nuôi nấng giáo dục từ trong gia đình. Một bé trai lớn lên có mẹ hầu từ A tới Z, không phải đụng chân đụng tay làm bất kỳ một việc gì trong nhà thì khi trưởng thành, lấy vợ, làm chồng, làm cha họ sẽ coi việc phụ nữ (vợ) phục vụ mình là lẽ đương nhiên. Phải có một thế hệ phụ nữ thay đổi cách dạy con (cụ thể là con trai), không phân biệt việc dành cho con trai hay con gái thì mới mong có được một thế hệ đàn ông mới biết lo toan giúp đỡ việc gia đình.

- Này, hình như chị hình như có năng lực làm được những việc mà người ta mặc định đàn ông nên làm, như sửa nhà, cưa xẻ như thợ gỗ chuyên nghiệp, nội thất, nói chung là khá "quần quật"?

- Tôi không có năng lực gì đặc biệt cả. Tôi nghĩ đơn giản mình làm những gì mình thích, trong số những việc tôi thích có cả những việc người ta mặc định là "chỉ dành cho đàn ông" như sửa nhà, cưa gỗ, làm bàn ghế nội thất. Tôi không cần phải chờ chồng về để nhờ làm cái này cái kia khi mà tôi hoàn toàn có khả năng làm được và thậm chí làm tốt. (cười)

nha van tam phan theo toi ngay 83 la mot ngay ngo ngan
Tôi thích sửa nhà, cưa gỗ, làm bàn ghế nội thất.

- Có rất nhiều người nói đàn bà ở ta khá thuận lợi, ví dụ đẻ xong có người giúp đỡ như bà nội, bà ngoại, khá giả thì có người giúp việc, còn ở bển, có lẽ, phải tự thân vận động là chính?

- Đúng vậy, tôi sinh con ở Thụy Sĩ và chỉ có một thân một mình. Năm ngày đầu ở bệnh viện, tôi được các bác sĩ y tá chăm sóc rất chu đáo, nhưng khi về nhà tôi phải tự làm mọi thứ. Chồng tôi chỉ được nghỉ một tuần chăm sóc vợ con, sau đó anh phải đi làm. Sinh đứa thứ hai tôi vất vả hơn vì vừa chăm con nhỏ vừa đưa đón con lớn đi học, trong khi bản thân tôi đi lại còn yếu, vết mổ còn chưa khô. Tôi thấy nhiều chị em sau khi sinh hay bị stress, trầm cảm do không chia sẻ được với người thân của mình.

- Sắp tới cần học hành, chị sẽ sắp xếp công việc thế nào?

- Tôi đã bắt đầu khóa học "Đạo diễn phim ngắn" từ ngày 8/2. Mặc dù nhà cửa vẫn còn bộn bề, con còn nhỏ (11 tháng tuổi) tôi vẫn thu xếp đi học vào các buổi tối từ 6h đến 9h. Chồng tôi nấu nướng, chăm con rất khéo léo và chu toàn. Khi tôi đi học về thì cũng gần 10h đêm, các con đều đã ngủ, cơm canh dọn sẵn. Tôi rất biết ơn chồng tôi, không có anh thì tôi đã không thể làm những việc mình thích và đam mê.

Clip tự làm đệm ghế của Tâm Phan

- Làm nhiều việc vậy nhưng hình như chị vẫn còn thời gian để tư vấn chuyện tình cảm cho các chị em bế tắc?

- Chừng nào vẫn còn những chuyện ngang trái khổ sở của chị em thì chừng đó tôi vẫn còn thời gian để nói chuyện với họ. Tôi thường thức khuya đến 1h - 2h sáng để có thời gian riêng cho bản thân, viết những điều mình trăn trở, tư vấn chuyện tình cảm của chị em hoặc đơn giản như xem một bộ phim, nghe một album nhạc yêu thích. Như để "phạt" mẹ, 6 giờ sáng các con tôi đã dậy rồi, cả đứa lớn lẫn đứa nhỏ, cho nên thời gian ngủ của tôi rất ít! (cười).

- Tóm lại, theo chị, làm thế nào để có một hạnh phúc đích thực cho chị em chúng ta mà không còn phải so bì ngày 8/3 có quà có hoa hay không?

Tôi nghĩ, hãy vứt bỏ hết các nhãn mác người đời gán cho ta bởi những gì ta được/bị đối xử hàng ngày mới là thật, những gì ta cảm nhận trong cuộc đời này mới là cảm xúc thật. Hãy sống cho bản thân mình và làm cho mình hạnh phúc. Trên đường đi làm về hãy mua những bông hoa thơm ngát khiến lòng mình vui. Hạnh phúc đâu cần phải chờ ai mang đến? Hãy tự mình mang lại niềm vui và tiếng cười cho bản thân. Hạnh phúc tại tâm chứ nó không nằm trong tay ai khác.

nha van tam phan theo toi ngay 83 la mot ngay ngo ngan
Gia đình hạnh phúc của Tâm Phan.

Nói tóm lại, hạnh phúc không phải là có chồng, cũng không phải là được tặng hoa 8/3, mà hạnh phúc mang những hình hài khác nhau kể từ khi chúng ta ra đời. Hạnh phúc của trẻ em nghèo là bữa cơm có thịt. Hạnh phúc của người giàu là bữa cơm có đầy đủ thành viên trong gia đình. Hạnh phúc của người mẹ có con bệnh tật ốm đau là thấy con tươi cười khỏe mạnh. Hạnh phúc của người đàn bà bị chồng ngược đãi là được ly hôn. Hạnh phúc muôn hình vạn trạng, phải không bạn?

- Xin cảm ơn chị!

  • Tâm Phan - Tác giả các cuốn sách: “Yêu như là sống”, “Sex và những thứ khác”, “Lần đầu làm mẹ”.
  • Cô đang sống cùng chồng và hai con tại Úc đồng thời đang theo học khóa đào tạo Art Direction for Short Films tại Sydney.
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.