Tại Việt Nam, chở quá số người quy định là 1 trong những lỗi xe kinh doanh vận tải chở khách hay mắc phải. Nhà xe “nhồi nhét” khách, chở quá số người cho phép dịp Tết sẽ bị phạt rất cao, lên đến gần trăm triệu đồng.
Chở quá số người quy định thường diễn ra mạnh vào trước dịp lễ, Tết. (Ảnh: Zing.vn). |
Cụ thể, Điều 23 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển ôtô chở hành khách, ôtô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ, đối với xe chạy cự ly dưới 300 km và trên 300 km thực hiện hành vi vi phạm chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.
Theo đó, đối với cự ly dưới 300 km, Khoản 2, của Điều 23 quy định, phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40 triệu đồng đối với người điều khiển ôtô chở hành khách, ôtô chở người (trừ xe buýt).
Trước đây nghị định 171 chỉ phạt từ 300.000-500.000 đồng. Tương tự, đối với cự ly trên 300 km, Khoản 4 quy định, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40 triệu đồng. Theo Nghị định 171 thì vi phạm này chỉ phạt từ 800.000 đồng-1 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng GPLX 3-5 tháng so với Nghị định 171 trước đây chỉ tước GPLX 1 tháng, bị áp dụng phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.
Đối với chủ phương tiện, đối với cự ly dưới 300 km, Điều 30 của Nghị định quy định, phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40 triệu đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 - 1,2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80 triệu đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện.
Tương tự, với cự ly trên 300 km, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40 triệu đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 2-4 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80 triệu đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
Từ vụ lái xe đâm 2 bà bầu nhập viện ở Hà Nội, uống rượu bia rồi lái xe bị phạt bao nhiêu?
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông là nhằm loại trừ nguy hiểm ... |
Xe đạp đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp đi vào đường có biển cấm xe đạp là như thế nào? |
Ô tô đi lùi tại đường vành đai 3 trên cao bị phạt bao nhiêu tiền?
Điều khiển xe ô tô đi lùi trên đường vành đai 3 trên cao là một trong những lỗi có mức phạt khá nặng theo ... |
Người mua xe cũ không gặp chủ đứng tên, có được sang tên chính chủ?
Muốn sang tên phương tiện giao thông cơ giới mà không có chủ sở hữu cũ của xe đang đứng tên trong Giấy đăng ký ... |
Pháp luật 14:05 | 06/06/2019
Pháp luật 07:10 | 04/06/2019
Pháp luật 11:30 | 03/06/2019
Pháp luật 07:13 | 03/06/2019
Pháp luật 17:37 | 24/05/2019
Pháp luật 16:58 | 24/05/2019
Pháp luật 10:32 | 24/05/2019
Pháp luật 16:46 | 20/05/2019