Nhóm DN liên quan Tân Hoàng Minh đẩy mạnh vay trái phiếu trước thương vụ tại Thủ Thiêm

Trước đợt đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua, Tân Hoàng Minh và nhóm doanh nghiệp liên quan đã đẩy mạnh huy động vốn qua trái phiếu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có động thái mở rộng quỹ đất và đề xuất đầu tư dự án ở các địa phương.
VBMA: Có ba doanh nghiệp liên quan Tân Hoàng Minh vay hơn 9.000 tỷ trong tháng 12/2021 - Ảnh 1.

(Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 12/2021, thị trường trái phiếu ghi nhận tổng cộng 80 đợt phát hành riêng lẻ trong nước với tổng giá trị huy động 65.757 tỷ đồng.

Ngân hàng và bất động sản vẫn là hai nhóm ngành có khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng, chiếm 71,4% và 14,5% tổng giá trị phát hành của tháng.

Tính riêng trong ngành bất động sản, doanh nghiệp có giá trị phát hành lớn nhất là CTCP Đầu Tư SunValley đã chào bán 3.560 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm. Theo sau là CTCP Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng) và CTCP Wealth Power (2.880 tỷ đồng).

Theo tìm hiểu của người viết, SunValley được thành lập vào tháng 4/2018 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, gồm ba cổ đông là bà Võ Thị Mận (55%); ông Nguyễn Duy Thanh (25%) và ông Trần Văn Đạt (20%). Ngày 29/12/2021, doanh nghiệp đã tăng vốn lên 650 tỷ đồng.

Tiếp đến là Bách Hưng Vương, doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 5/2018, Tổng Giám đốc là bà Đinh Thị Ngọc Thanh, người đồng thời là đại diện pháp luật của CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) - doanh nghiệp sở hữu loạt bất động sản đắt giá tại Hà Nội và Sài Gòn.

Về phía Wealth Power, công ty này ra đời vào tháng 12/2017, trụ sở tại quận 1, TP HCM với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, gồm ba cổ đông là ông Nguyễn Văn Thanh (60%); ông Trịnh Hợp (30%) và bà Võ Thị Ngân Phượng (10%).

Mặc dù chưa có thông tin cụ thể cho thấy mối liên quan của Tân Hoàng Minh với ba donh nghiệp trên, song báo cáo của VBMA cho hay "Những công ty này đều có mối liên hệ mật thiết với Tập đoàn Tân Hoàng Minh".

Trước đó, từ đầu năm 2021, có ba thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã huy động trái phiếu gồm: CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil phát hành ba lô (1.750 tỷ đồng); Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt có hai lô (2.700 tỷ đồng) và CTCP Cung Điện Mùa Đông có một lô (450 tỷ đồng).

Trong năm 2021, bên cạnh huy động trái phiếu, Tân Hoàng Minh và các đơn vị thành viên cũng đẩy mạnh mở rộng quỹ đất và đề xuất đầu tư dự án ở các địa phương. Doanh nghiệp cũng hé mở những chiến lược mới như phát triển nhà ở xã hội hay tái khởi động một số dự án "treo" ở Hà Nội.

Trước đó, vào tháng 8/2020, Tân Hoàng Minh đã tăng vốn điều lệ từ 2.680 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông hoàn toàn thay đổi.

Lũy kế năm 2021, thị trường có tổng cộng 964 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước. Trong đó, có 937 đợt phát hành riêng lẻ (khoảng 570.000 tỷ đồng, chiếm 95,8% tổng giá trị phát hành), 23 đợt phát hành ra công chúng (26.340 tỷ, chiếm 4,6% ) và 4 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế (hơn 1,4 tỷ USD).

Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ 2 (sau nhóm ngân hàng) với tổng giá trị phát hành 214.440 tỷ đồng (chiếm 36%), trong đó, khoảng 29% tổng giá trị trái phiếu bất động sản không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.