--
Tần Thủy Hoàng tên thật là Doanh Chính, còn có tên khác là Triệu Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần từ năm 246 TCN đến 221 TCN, là hoàng đế đầu tiên và có công thống nhất Trung Quốc sau khi tiêu diệt các nước chư hầu. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 TCN ở tuổi 49.
Ngay từ khi lên ngôi năm 13 tuổi vào năm 246 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng lăng mộ của mình ở gần thành phố Tây An, Trung Quốc. (Ảnh: Baidu) |
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía Bắc núi Lý Sơn, thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc, cách thành phố Tây An 50 km về phía Đông. Bao quanh lăng mộ là núi Linh Sơn và sông Vỹ, được coi như “đế thủy” với thế đất hình con rồng, lăng mộ được xây ở vị trí chính giữa mắt rồng. (Ảnh: Baidu) |
Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng có quy mô đồ xộ, xây dựng suốt 36 năm, chia thành hai phần. Nội thành có hình vuông, chu vi 25.254 m, ngoại thành có hình chữ nhật, chu vi 6.294 m. Phía Nam lăng viên là khu mộ táng, nấm mồ có hình nón 4 cạnh chôn cất sâu, trong quan ngoài quách, chứa rất nhiều đồ châu báu trong cung. (Ảnh: Baidu) |
Bên trong mộ có cung nỏ tự động bắn nếu có người đến gần. Có sông suối, biển hồ bằng thuỷ ngân, khi cần thiết có thể tháo cửa cho thuỷ ngân chảy vào. Mộ được bảo vệ rất nghiêm ngặt, Tần Thuỷ Hoàng cho lấy mỡ làm đuốc, thắp mãi không tắt. (Ảnh: Baidu) |
Việc tìm được lăng mộ cổ Tần Thủy Hoàng là một trong những phát hiện quan trọng nhất của ngành khảo cổ, làm chấn động giới nghiên cứu khảo cổ toàn thế giới về một lăng mộ kì bí, huyền ảo của vị vua có uy quyền nhất trong lịch sử các triều đại. Dưới đây, là 11 điều bí mật lịch sử và những câu hỏi chưa có hồi đáp về những bí mật của Tần Lăng.
Theo dữ liệu thăm dò khảo cổ , cung điện dưới lòng đất dài 260 mét, dài 160 mét ở phía bắc và phía nam, có tổng diện tích 41.600 mét vuông. Cung điện ngầm Tần Lăng này là cung điện ngầm lớn nhất trong triều đại Tần và Hán, kích thước của nó tương đương với năm sân bóng đá quốc tế. (Ảnh: Baidu) |
Tuy nhiên theo dữ liệu khoan giò mới nhất, cung điện ngầm này không sâu như mọi người vẫn nghĩ. Độ sâu thực tế của lăng mộ Tần Thủy Hoàng gần với độ sâu của lăng mộ Qin gong nằm tại Phượng Vũ - Thiểm Tây - Trung Quốc.
Câu hỏi này dường như đã được trả lời khi trong sử kí của sử gia nổi tiếng Tư Mã Thiên có đoạn trích: "Khi hoàng đế băng hà, ông được đưa vào lăng mộ. Sau đó, cửa chính đã đóng lại và cổng bên ngoài cũng được khép lại hoàn toàn. Tất cả thợ thủ công đều bị chôn vùi cùng hoàng đế bên trong để đảm bảo bí mật". (Ảnh: Baidu) |
Điều này chứng tỏ rằng, lăng mộ có ba cổng: cổng bên ngoài, cổng trung tâm và một cổng bí mật. Người ta tin rằng, cổng giữa đã được khóa tự động để ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập từ bên trong hay bên ngoài. Và ba cửa được đặt trên cùng một đường thẳng bằng các kí hiệu "đóng - mở". Sau đó, cửa chính đã đóng lại và cổng bên ngoài cũng được khép lại hoàn toàn. |
Theo các nhà nghiên cứu, trần nhà của lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thể đã được khảm bằng ngọc trai với 28 ngôi sao, phần dưới sàn nhà là địa hình ngọn núi, con sông và sông chụm thủy ngân. (Ảnh: Baidu) |
Điều này chứng tỏ rằng, Tần Thủy Hoàng là một người yêu thích quyền lực và ngay cả khi đã băng hà thì ông vẫn muốn cai trị trong "vương quốc" dưới lòng đất của mình. Một nơi được thiết kế tượng trưng cho trời và đất, linh hồn của ông vẫn có thể "nhìn lên thiên văn, tỏ tường địa lí" và nắm trọn mọi thứ trong tay.
Có nhiều lí do cho đến ngày hôm nay mà giới khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa mở cửa lăng, ngòai việc để bảo vệ nguyện vẹn các bức tượng binh lính, đồ cổ... thì còn một nguyên nhân rất lớn xuất phát từ những nghi vấn về việc có một dòng sông thủy ngân bao bọc quanh lăng bảo vệ cho vua Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Baidu) |
Các nhân viên nghiên cứu từng tiến hành kiểm tra hàm lượng thủy ngân và phát hiện trong phạm vi 12.000m2 thuộc trung tâm lăng mộ có một khu vực chứa nhiều thủy ngân một cách bất thường. Sự bất thường trong khu mộ chính là lượng thủy ngân vô cùng lớn bốc hơi, phân bố có quy luật. Điều này cho thấy việc tạo ra một trong dòng sông thủy ngân lớn như ghi chép trong Sử ký Tư Mã Thiên là hoàn toàn có căn cứ.
Theo sử ký Tư Mã Thiên ghi lại thì "không ai có thể chôn một cách xa hoa như Tần Thủy Hoàng" như vậy chúng ta cũng đủ hiểu về mức độ xa hoa cũng như giá trị của những báu vật mà Tần Thủy Hoàng mang theo. Ngoài ra, vào cuối những năm 80, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một chiếc xe ngựa bằng đồng lớn, trước đó các nhà khảo cổ cũng tìm ra được những chú ngựa gỗ có các vật dụng bằng vàng và bạc trên xe. (Ảnh: Baidu) |
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc chất liệu quan tài của Tần Thủy Hoàng được dùng bằng gỗ hay đồng, có nhiều tài liệu và luồng ý kiến tranh luận nhưng tất cả dẫn chứng đều mơ hồ và không rõ ràng. Theo sử kí Tư Mã Thiên thì quan tài của Tần Thủy Hoàng được làm bằng đồng, còn trong sách Hán Ngữ ghi chép lại "quan tài được dùng bằng đồng được nấu chảy bên trong và sơn mài một lớp bên ngoài trang trí, tô điểm bằng hạt ngọc, hạt bích và chỉ có thể là bằng gỗ". (Ảnh: Baidu) |
Không có không gian trong cung điện ngầm?
Hiện tại theo thăm dò khảo sát thì cung điện ngầm của lăng Tần có hình dọc, nếu như vậy thì địa hình bên trong sẽ dốc và quan tài của vua sẽ được gắn liền với phần đất ở bên dưới nên bên trong và bên ngoài sẽ rất chặt và sẽ không hề có không gian. (Ảnh: Baidu) |
Tuy nhiên, theo ngài Lí - người đứng đầu, chủ trì lăng cổ này cho hay: ”bên trong đốt không cháy, gõ không kêu, cũng không thể làm trống nó" nếu như vậy thì chúng ta có thể suy đoán nó là một cung điện chân không dưới lòng đất. Nhưng vì vẫn chưa thăm dò được vào tận bên trong nên những gì chúng ta suy đoán, tưởng tượng vẫn còn là một ẩn số chưa có lời đáp. (Ảnh: Baidu) |
Thi thể của vua Tần Thủy Hoàng vẫn còn nguyên vẹn?
Năm 1970, cả thế giới đã kinh ngạc khi người ta phát hiện một thi thể phụ nữ nguyên vẹn trong Ngôi mộ Mã Vương Đôi - thời Hán tại thành phố Trường Sa - Trung Quốc, thi thể của cô vẫn được bảo quản tốt, nguyên vẹn và hiếm có trên thế giới. Người ta đã vui mừng vì nghĩ rằng hài cốt của vua Tần Thủy Hoàng cũng sẽ được nguyên trạng, nhưng vấn đề là Tần Thủy Hoàng băng hà trong một cuộc diễu hành trên đường và đúng vào mùa hè nóng bức nên cơ thể không thể bảo quản và sớm đã bị phân hủy. (Ảnh: Baidu) |
Ngay từ 2.000 năm trước, Tần Thủy Hoàng đã ý thức đến việc xây dựng các khu quân đội tự động để phòng chống những kẻ thù phá hoại lăng mộ hay hài cốt của ông và cũng để dọa những tên trộm vào ăn cắp báu vật. (Ảnh: Baidu) |
Các nhà khảo cổ ghi chép rằng khi họ làm sạch các chiến binh bằng đất nung hay ngựa thì có dấu hiệu cháy sét, ở gần đó tại khu vực Lingshou người ta cũng tìm thấy một lượng lớn lửa và đất trong hầm chôn của Lăng Tần. (Ảnh: Baidu) |
Câu hỏi đặt ra ở đây là nhân vật trong lịch sử nào và tại sao số ít bức tượng trong đội quân đất nung lại bị đốt như vậy, và nhân vật đó có thù hận gì với Tần Thủy Hoàng?. (Ảnh: Baidu) |
Ở Tần lăng vẫn còn lưu truyền những câu chuyện có kết cục bi thảm cho những kẻ dám xâm nhập, rằng lăng vua Tần từ hàng nghìn năm nay vẫn còn những lời nguyền. Không ít lần khai quật, những nhà khảo cổ đã phát hiện ra những thi thể bị thiêu hủy dưới đất hay những người từng vào lăng mộ và chết không rõ nguyên nhân. (Ảnh: Baidu) |
Có thể bạn chưa biết: Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở Tây An - Thiểm Tây - Trung Quốc. Tây An được mệnh danh là bảo tàng lịch sử tự nhiên của xã hội cổ đại Trung Quốc, ngoài lăng mộ Tần Thủy Hoàng ra thì Tây An còn có rất nhiều điểm thăm quan lịch sử như: bảo tàng thủ phủ Thiểm Tây, tháp Đại Nhạn Hoa Thanh Trì, Bát Tiên Cung, Bát Chân Tự, Cổ lầu... |
Lương Minh Phê
Lối sống 23:25 | 31/05/2018
Lối sống 13:00 | 28/05/2018
Lối sống 12:10 | 26/05/2018
Lối sống 12:40 | 24/05/2018
Lối sống 12:15 | 22/05/2018
Lối sống 00:30 | 22/05/2018
Lối sống 01:31 | 20/05/2018
Lối sống 06:00 | 18/05/2018