Thành Cát Tư Hãn là ai?
Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập ra Để quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, người được người dân Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã chấm dứt hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn luôn được biết đến là một trong những vị vua tài ba , ông đã chinh phạt và chiếm được nhiều vùng đất giữa Thái Bình Dương và biển Caspi. Thậm chí, những cuộc chinh phạt của “vị chúa tể” này còn kéo dài trên khắp lục địa Á, Âu trước khi trở thành câu chuyện huyền thoại được nhiều người biết đến. (Ảnh: Baidu) |
Vị chiến binh đã chinh phục cả thế giới trên lưng ngựa này là người khai sinh ra khái niệm về miễn trừ ngoại giao và tự do tôn giáo. Ông thành lập một dịch vụ chuyển giao hàng hóa đáng tin cậy và sử dụng tiền giấy, ông kết nối và giúp cho Con đường Tơ Lụa phát triển thịnh vượng hơn. Thành Cát Tư Hãn không chỉ chinh phục thế giới, ông còn giúp thế giới trở nên văn minh hơn. (Ảnh: Baidu) |
Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh cái chết của Thành Cát Tư Hãn, hiện có rất nhiều tài liệu cũng như dẫn chứng ghi chép về sự ra đi đầy bất ngờ này nhưng những tài liệu đó dẫn chứng đều không thống nhất và rất mơ hồ.Trong tài liệu quý giá của nhà sử học Tống Liêm, thời nhà Minh, cũng chỉ chép vỏn vẹn có 20 chữ về cái chết của Thành Cát Tư Hãn: “Thành Cát Tư Hãn bị ốm nặng, không chữa được nên đã qua đời vào mùa thu tháng 7 năm Nhâm Ngọ (tức 25/8/1227)". Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn bị bệnh gì, vì sao lại ốm chết thì vẫn là câu hỏi của hàng trăm năm nay.
Giả thuyết thứ 1: "Vào mùa đông, khi Thành Cát Tư Hãn cưỡi con ngựa hồng đi săn, vô tình gặp đàn ngựa rừng khiến con ngựa ông cưỡi trở nên hoảng sợ, lồng lên làm cho Thành Cát Tư Hãn ngã ngựa, bị thương nặng. Các tướng lĩnh đi cùng khuyên Thành Cát Tư Hãn nên quay về chữa bệnh, sau đó quay lại tấn công tiếp vẫn chưa muộn. Nhưng Thành Cát Tư Hãn là người hiếu thắng, lại sợ người Tây Hạ chê cười, nên kiên quyết tiếp tục ở lại tấn công. Vì vậy, bệnh lại càng nặng thêm và qua đời”. (Ảnh: Baidu) |
Gỉa thuyết thứ 2 của Marco Polo là thương nhân có quan hệ làm ăn suốt 17 năm với nhà Nguyên thì cho rằng Thành Cát Tư Hãn bị trúng tên tẩm thuốc độc của binh lính Tây Hạ nên ốm chết. (Ảnh: Baidu) |
Giả thuyết thứ 3 thì lại cho rằng: Thành Cát Tư Hãn bị sét đánh chết, giả thuyết này là của giáo chủ Cabine - đại sứ của Giáo hoàng La Mã cử tới Trung Quốc năm 1245 - 1247. Ông phát hiện thấy vào mùa hè, mỗi khi trời mưa có sét thì người Mông Cổ thường rất sợ hãi, bịt tai bỏ chạy, hỏi nguyên nhân vì sao thì họ cho biết Thành Cát Tư Hãn trước đây cũng bị sét đánh chết. Tuy nhiên, dường như giả thuyết này còn mơ hồ và không có căn cứ hơn cả 2 giả thuyết trên. (Ảnh: Baidu) |
Cả 3 giả thuyết trên rõ ràng còn quá thiếu căn cứ để chúng ta có thể kết luận về sự ra đi của vị vua vĩ đại nhất trên đế chế thảo nguyên lừng lẫy một thời này. Và chính vì vậy, nó trở thanh những giai thoại vô cùng bí hiểm để những lớp hậu bối như chúng ta đi tìm câu trả lời.
Lăng Thành Cát Tư Hãn là một công trình kiến trúc nằm ở thị trấn Ejin Horo phía bắc Yulin - Nội Mông - Trung Quốc. Có một thời gian dài, rất nhiều du khách đến đây thăm quan cũng như người dân Trung Quốc nhầm tưởng rằng nơi đây chính là nơi an táng của Thành Cát Tư Hãn, nhưng trên thực tế thì lăng tẩm này không chứa hài cốt của ông.
Miếu Thành Cát Tư Hãn, nơi tượng trưng mà chính phú Trung Quốc dựng lên để con cháu đời sau đến đây thắp hương, cúng bái. (Ảnh: Baidu) |
Truyền thuyết kể rằng, nơi yên nghỉ của Thành Cát Tư Hãn nằm ở dãy núi Khentii. Vì nơi đây là nơi cuối cùng Thành Cát Tư Hãn nghỉ ngơi và ở đó có đỉnh Burkhan Khaldun, nơi ông đã sinh ra. (Ảnh: Baidu) |
Tuy nhiên nhà dân tộc học S Badamkhatan xác định có đến năm ngọn núi trong lịch sử được gọi tên là Burkhan Khaldun và không thể xác định được đâu là ngọn núi, nơi chôn Thành Cát Tư Hát trong truyền thuyết. Và cũng từ công bố đó mà Burkhan Khaldun cấm giới nghiên cứu lui tới, điều này khiến bất cứ giả thiết nào về vị trí mộ của Thành Cát Tư Hãn đều trở nên mù mờ không thể chứng minh.
Năm 2000, các nhà khảo cổ Trung Quốc ở vùng tự trị Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) cũng tuyên bố mới phát hiện nơi mà họ cho rằng chính là mộ thật sự của Thành Cát Tư Hãn và mộ của cháu nội ông là Hốt Tất Liệt. Theo họ, khu mộ nằm ở Thanh Hải, phía Bắc Tân Cương. Lăng mộ nằm giữa hai cái hồ thông nhau bằng một con kênh nhân tạo. Cách lăng 400m là một ngôi mộ cao 20m với đường kính 78m mà các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng đó là mộ của Hốt Tất Liệt. (Ảnh: Baidu) |
Việc tìm kiếm lăng mộ Thành Cát Tư Hãn được ví còn khó hơn tìm lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Bởi vì Thành Cát Tư Hãn sinh sau Tần Thủy Hoàng, ông lại rất ngưỡng mộ công trình Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng nên cũng có khả năng học cách bảo vệ cuộc sống bên kia thế giới của mình từ vị hoàng đế này.
Dù có diện tích hơn gấp 7 lần so với diện tích nước Anh, nhưng hệ thống giao thông của Mông Cổ chỉ bằng 2% so với xứ sở sương mù. Điều này khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc vận chuyển các thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc tìm kiếm lăng mộ Thành Cát Tư Hãn. (Ảnh: Baidu) |
Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn đã yêu cầu được chôn cất ở một nơi vô cùng bí mật. Chính vì vậy, quân lính của ông đã đưa thi thể của ông từ Tây Hạ về Kinh đô để an táng. Đáng chú ý, dọc đường đi, họ còn giết sạch những người mà mình nhìn thấy để đảm bảo bí mật. (Ảnh: Baidu) |
Còn có tài liệu ghi lại rằng sau khi chôn cất xong, các tướng lĩnh còn cử 1.000 kỵ binh cho ngựa chạy qua khu mộ của Thành Cát Tư Hãn trong phạm vi rất rộng để xóa mọi dấu vết. Điều đó khiến công việc tìm kiếm lăng mộ của vị vua này trở nên vô cùng khó khăn nếu không muốn nói là vô vọng.
Họ tin vào 1 lời nguyền. Có một lời nguyền được hé lộ bởi giới truyền thông quốc tế về việc tìm kiếm lăng mộ Thành Cát Tư Hãn, rằng cả thế giới sẽ bị phá hủy một khi tòa lăng mộ này được tìm thấy. (Ảnh: Baidu) |
Lời nguyền huyền bí này đã đến từ Thiếp Mộc Nhi, ông là một vị hoàng đế chinh phạt người Đột Quyết – Mông Cổ vào thế kỷ 14, là người sáng lập ra triều đại Thiếp Mộc Nhi ở Ba Tư và Trung Á, lăng mộ của vị hoàng đế này được mở ra vào năm 1941 bởi các nhà khảo cổ học người Nga. Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ, vì chỉ sau khi ngôi mộ này được phát lộ và có những xáo trộn bên trong lăng, thì diễn ra sự kiện quân lính Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô, khởi động cuộc Đại chiến thế giới thứ II (ĐCTG II) đẫm máu ở Mặt trận phía Đông.
Tôn trọng ước nguyện của vị tướng huyền thoại, với những đóng góp to lớn kể trên, hình tượng Thành Cát Tư Hãn luôn gắn liền với niềm tự hào cũng như sự kính trọng trong con mắt của mỗi người dân Mông Cổ. Và đó là lý do vì sao họ không muốn truy tìm ngôi mộ của ông, để thi hài vị anh hùng dân tộc ấy không bao giờ còn bị quấy rầy nữa, đúng như ý nguyện của ông trước khi băng hà. (Ảnh: Baidu). |
Thành Cát Tư Hãn là vị anh hùng vĩ đại của Mông Cổ, người dân Mông Cổ tôn thờ ông, những giai thoại về ông sẽ mãi là huyền thoại, những công lao, chiến tích của ông sẽ mãi là bài học để các lớp con cháu ngày nay nhìn vào học hỏi. Việc tìm được lăng mộ của ông đúng là rất trân quý, vì từ đó chúng ta có thể tự giải đáp những thắc mắc từ hàng nhiều thế kỉ nay, có thể hiểu thêm những khía cạnh mới về vị chiến tướng này mà chúng ta chưa rõ. Nhưng việc không thể tìm ra được nó cũng có rất nhiều điểm thú vị, vì đã là huyền thoại thì chúng ta không cần phải hiểu, hãy cứ để nó nhuốm màu liêu trai như nó vốn từng.
Lương Minh Phê
Lối sống 23:25 | 31/05/2018
Lối sống 13:00 | 28/05/2018
Lối sống 12:10 | 26/05/2018
Lối sống 12:40 | 24/05/2018
Lối sống 12:15 | 22/05/2018
Lối sống 00:30 | 22/05/2018
Lối sống 01:31 | 20/05/2018
Lối sống 06:00 | 18/05/2018