Thực phẩm giúp bù nước cho da khi trời hanh khô | |
Cải cúc: Loại rau ‘cực phẩm’ nên sử dụng thường xuyên khi trời chuyển lạnh |
1. Ăn bữa sáng nóng sốt
Mùa đông rất thích hợp để ăn những đồ ăn ấm nóng, đặc biệt là cháo. Một bát cháo nóng vào buổi sáng lành lạnh không chỉ là cách hay để bạn khởi đầu một ngày mới, mà nó còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa các thực phẩm tinh bột và chất xơ trong dạ dày, từ đó cung cấp năng lượng để bạn no lâu hơn. Cháo yến mạch là một lựa chọn hoàn hảo, bởi yến mạch có chứa nhiều vitamin và dinh dưỡng quan trọng với cơ thể con người.
(Ảnh: Toplist.vn) |
2. Uống nhiều sữa
Thống kê cho thấy, bạn sẽ có 80% nguy cơ bị cảm lạnh vào mùa đông. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, bạn phải luôn đảm bảo rằng hệ miễn dịch của mình luôn hoạt động tốt. Sữa và một số sản phẩm làm từ sữa như pho mát, sữa chua sẽ là nguồn bổ sung protein và vitamin A, B12 dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng chứa khá nhiều canxi, có tác dụng làm xương vững chắc hơn. Hãy tích cực sử dụng sữa ít bơ hoặc sữa đã tách bơ thay vì sữa chua 100% chất béo. Bởi bạn sẽ không lo tình trạng thừa cân, béo phì cho dù có uống sữa mỗi ngày.
(Ảnh: KTIC Radio) |
3. Tăng cường trái cây, rau xanh
Một chế độ ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp bạn thực sự khỏe mạnh để chống lại cái lạnh của mùa đông. Và việc bổ sung trái cây, rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày là điều rất cần thiết. Bạn nên ăn nhiều cà rốt, bí ngô, cải xoăn, hay các loại gia vị như gừng, tỏi. Vì chúng sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời chống lại các bệnh thường gặp trong mùa đông như cảm cúm, ho, viêm họng…
(Ảnh: ReadoHub) |
Nguồn vitamin dồi dào từ các loại trái cây như cam, nho, dưa hấu, dâu tây sẽ có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ bị dị ứng, chống lão hóa da cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên việc phải bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều sắt như gan, thịt bò, trứng cũng như hạn chế các đồ uống có cồn, đồ uống lạnh.
4. Chăm chỉ tập thể dục
(Ảnh: 123RF Stock Photos) |
Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, bạn sẽ không muốn chui ra khỏi chăn cũng như luyện tập thể dục như mùa hè. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên duy trì thói quen vận động vào buổi sáng. Bởi việc tập luyện sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và giữ ấm tốt hơn. Nếu như bạn không có nhiều thời gian để tham gia các lớp thể dục hay chơi một môn thể thao nào đó, thì hãy dành 15 đến 30 phút để đi bộ. Đây là cách tốt nhất để vận động và giữ gìn sức khỏe trong mùa đông.
5. Rửa mũi vào buổi tối
(Ảnh: Bệnh phổi) |
Rửa mũi (sử dụng bình rửa) bằng cách đổ nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi và để nước chảy qua bên còn lại. Việc làm này đã được các bác sĩ chuyên khoa hô hấp khẳng định là có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, dị ứng và viêm xoang hiệu quả. Vì khi hệ thống miễn dịch không phải “bận tâm” về việc làm sạch bộ phận này, thì nó sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào các vùng khác hơn.
6. Giữ ấm cho đôi chân
(Ảnh: Trending.be) |
Đôi bàn chân chính là một trong những bộ phận trên cơ thể nhạy cảm nhất với cái lạnh. Bởi vì bàn chân chứa nhiều dây thần kinh và huyệt đạo quan trọng. Nếu như bàn chân của bạn bị nhiễm lạnh thì toàn cơ thể sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Do vậy, giữ ấm đôi bàn chân sẽ giúp bạn ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn nên đi tất để giữ cho bàn chân luôn ấm áp. Mang tất khi đi ngủ cũng là một cách giữ ấm cho bàn chân, đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu có thời gian, bạn hãy ngâm chân với nước ấm pha chút muối vào buổi tối để mang lại sự thư giãn cho đôi chân và toàn cơ thể.
7. Uống nhiều nước lọc
(Ảnh: Báo Thanh Niên) |
Vào mùa lạnh, vì ít hoạt động thể chất hơn thường ngày cho nên nhu cầu tiêu thụ nước của cơ thể bạn sẽ giảm sút. Ngoài việc thưởng thức các thức uống như socola nóng, sữa nóng hay cà phê thì bạn cũng cần uống ít nhất 6 cốc nước lọc hàng ngày để cơ thể được đào thải độc tố và giảm nguy cơ bệnh tật. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp cơ thể bạn tích nước để da dẻ luôn được dưỡng ẩm và căng mọng tự nhiên.
8. Mặc quần áo đủ ấm
(Ảnh: Moheban Ahlebeit) |
Mặc quần áo ấm là điều rất cần thiết để giữ nhiệt cho cơ thể và giúp bạn không bị cảm lạnh, đặc biệt là khi hoạt động ngoài trời. Bạn cần nhớ rằng nhiệt độ trong phòng và ngoài trời luôn luôn khác nhau. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi bạn bước từ một căn phòng ấm ra ngoài thời tiết lạnh sẽ ngay lập tức khiến bạn bị cảm lạnh và viêm họng. Do vậy, bạn cần trang bị áo len giữ nhiệt hoặc áo khoác dày mỗi khi ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ thì cần quàng khăn và bịt kín hai tai, đeo khẩu trang để phòng tránh tình trạng nhiễm lạnh.