Những cách trị mụn tự nhiên mà hiệu quả
Mặc dù một số phương pháp điều trị thông thường có hiệu quả trong việc trị mụn nhưng cũng mang đến những tác dụng phụ như kích ứng hoặc khô da. Vì thế nên nhiều người đã chuyển sang lựa chọn cách biện pháp tự nhiên.
Tinh dầu tràm trà luôn có hiệu quả trong việc điều trị mụn. (Ảnh: Upnature).
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá của cây Melaleuca Alternifolia, có nguồn gốc từ Úc và được biết đến với khả năng chống vi khuẩn và giảm viêm da do chống lại P. acnes và S. cholermidis, hai loại vi khuẩn gây ra mụn.
Một nghiên cứu cho thấy gel chứa 5% tinh chất tràm trà có hiệu quả gấp bốn lần trong việc giảm các tổn thương do mụn gây ra và có hiệu quả giảm gấp 6 lần so với một số chất khác.
Thậm chí, có báo cáo còn chỉ ra rằng, dầu tràm có hiệu quả trị mụn tương đương Benzoyl peroxide 5%. Tuy vậy, phương pháp này cũng để lại tác dụng phụ là khô da, kích ứng và bỏng da. Vì vậy, bạn cần pha loãng tinh dầu với nước hoặc dầu.
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà: Pha loãng tinh dầu và nước theo tỉ lệ 1:9. Dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp và bôi trực tiếp lên nốt mụn. Có thể bôi thêm kem dưỡng ẩm nếu cần. Bôi 1 - 2 lần mỗi ngày.
Sử dụng các loại tinh dầu khác để trị mụn
(Ảnh: Healthline)
Ngoài tinh dầu tràm trà, còn có nhiều loại tinh dầu khác có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp bạn trị mụn hiệu quả. Một tài liệu khoa học cho thấy tinh dầu quế, hoa hồng, hoa oải hương và đinh hương có khả năng chống lại vi khuẩn gây mụn trứng cá. Ngoài ra, hương thảo và sả cũng được chứng minh là có tác dụng tương đương.
Một nghiên cứu đã so sánh mức độ hiệu quả trong việc trị mụn trứng cá của dầu đinh hương, 10% benzoyl peroxide và giả dược. Dầu đinh hương 2% và 5% được cho là có hiệu quả và nhanh hơn trong việc giảm mụn nhọt so với Benzoyl peroxide.
Cũng giống như tinh dầu tràm trà, những loại tinh dầu này khá đặc và có thể gây kích ứng nếu bôi trực tiếp lên da. Nhưng nếu muốn sử dụng các loại tinh chất này, bạn có thể tham khảo cách dùng tinh dầu tràm trà.
Lá trà xanh cũng thường được mọi người dùng để trị mụn do có tính chống viêm. (Ảnh: Npr.org)
Trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe: chống lão hóa, đào thải độc tố... nhưng ít ai biết rằng đây cũng là một trong những phương pháp trị mụn tự nhiên hiệu quả.
Trong lá trà xanh có chứa flavonoid và tannin, có tác dụng giúp chống viêm và ngăn ngừa vi khuẩn gây khuẩn.
Ngoài ra, trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa epigallocatechin-3-gallate (EGCG), được chứng minh là chống viêm, hạn chế sự hình thành bã nhờn và ức chế sự phát triển của P. acnes ở những người có làn da dễ bị mụn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị mụn sẽ ít bã nhờn và mụn hơn đáng kể từ khi bôi trà xanh 2 - 3% lên da.
Cách sử dụng: Ngâm lá trà xanh vào trong nước sôi khoảng 3 - 4 phút. Đợi trà nguội và bôi lên mặt bằng miếng bông hoặc sử dụng chai xịt. Để nguyên như vậy trong vòng 10 phút hoặc qua đêm. Sau đó rửa mặt lại với nước. Bạn có thể áp dụng cách này 1- 2 mỗi ngày. Nước trà xanh có thể để trong tủ lạnh khoảng hai tuần.
Lô hội là loại cây khá dễ trồng. (Ảnh: Giáo dục Việt Nam)
Gel lô hội không chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn mà còn giảm viêm, thúc đẩy quá trình lành vết thương. Vì vậy, đây còn là nguyên liệu tự nhiên làm dịu da khi bị bệnh vẩy nến, bị đứt tay hay bị bỏng.
Trong lá nha đam chứa lupeol, axit salicylic, nitơ urê, axit cinnamonic, phenol và lưu huỳnh đều có khả năng ức chế vi khuẩn gây mụn.
Trong một nghiên cứu, nồng độ khác nhau của gel lô hội đã được thêm vào kem dưỡng da dầu đinh hương và đánh giá các đặc tính chống mụn trứng cá. Nồng độ của lô hội trong kem dưỡng da càng cao thì càng hiệu quả trong việc giảm mụn.
Một nghiên cứu khác cho thấy sử dụng gel lô hội 50% với tretinoin có hiệu quả trị mụn rõ rệt hơn với tretinoin đơn thuần. Mặc dù bản thân gel lô hội không có nhiều hiệu quả trong việc điều trị mụn nhưng phần nào nó cũng có thể tăng cường tác dụng trị mụn của tinh dầu đinh hương và tretinoin.
Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định rằng, lô hội có hiệu quả trị mụn hơn khi kết hợp với các thành phần khác.