Đường trơn như đổ mỡ
Đường vào buôn Cư Yuốt trở nên lầy lội khi mưa xuống. Ảnh: Trang Anh |
Vào những ngày cuối tháng 11, dưới những cơn mưa rả rích ngày đêm, tại buôn Cư Yuốt (xã Cư Pơng, huyện Krông Puk, tỉnh Đắk Lắk) những con đường đất đỏ trở nên lầy lội hơn bao giờ hết.
Theo ông Nguyễn Xuân Việt, trưởng buôn Cư Yuốt, hiện nay buôn có hơn 204 hộ dân với 1.080 nhân khẩu, trong đó có 30% đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Con đường để đi từ xã vào buôn có hai tuyến đường, một tuyến giáp với Quốc lộ 29 là đường nhựa, còn tuyến đường còn lại làm bằng đất nhưng có tới 70% dân cư sinh sống. Chính vì thế, người dân chủ yếu di chuyển qua con đường này.
Chị Nguyễn Thị Phương (SN 1979, ở buôn Cư Yuốt) chật vật mãi với đi được từ trong buôn ra ngoài xã. Với đôi tay mỏi nhừ vì giữ vững tay lái và đôi chân lấm bùn đất, chị Phương thở dốc nói, con đường này trời nắng thì bụi mù trời, mưa thì trở nên lầy lội. Đến mùa mưa gió người lớn phải chật vật mãi mới ra được, còn những em nhỏ còn cực khổ hơn để vượt qua đây. Nhiều hôm đường trơn trượt các em bị trượt ngã làm ướt, bẩn hết quần áo, sách vở.
Cũng theo người dân nơi đây, nhiều bậc phụ huynh phải gửi con ra thành phố học bởi con đường quá xấu. Những năm trước đây việc di chuyển còn cực hơn rất nhiều khi bùn có lúc ngập đến đầu gối, nhưng bà con đã đóng góp tiền san ủi nên hiện tại đã đỡ hơn. Tuy nhiên, mỗi khi mưa về, con đường lại ngập trong bùn lầy, người dân muốn chạy xe qua phải lắp xích vào bánh xe.
Còn trên địa bàn huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), tuyến đường liên xã Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Ga nhiều năm nay đã trở thành nổi ám ảnh của người dân.
Anh Nguyễn Thế Lực, trú thôn 6 (xã Ia Piơr) cho hay, mặc dù con đường chỉ kéo dài hơn 10km, tuy nhiên các tài xế phải mất cả tiếng đồng hồ mới có thể vượt qua. Đến mùa mưa, thì “công cuộc” lội bùn còn vất vả hơn gấp nhiều lần. Nhiều xe còn bị mắc kẹt trong sình lầy, tài xế phải thuê xe kéo từ vài trăm nghìn để đưa xe thoát khỏi bãi lầy.
Mất con do đường lầy lội
Đường vào bản Đoàn Kết ngập sâu trong bùn khi trời mưa. Ảnh: DP |
Không chỉ khó khăn về việc đi lại hàng ngày, mỗi khi gia đình có người ốm đau, bệnh tật việc đến trạm y tế luôn là muôn vàn gian truân. Cách đây không lâu, con đầu của chị Lầu Thị Sáng (SN 1999, ở bản Đoàn Kết, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) đã bị chết ngạt trong bụng do con đường từ nhà chị đến trạm y tế quá lầy lội.
Hôm chuyển dạ sắp sinh cháu bé, chị đã không kịp đến trạm y tế nên mới dẫn đến việc con chị ra đi mãi mãi. Khi đó mọi người chỉ biết nói “giá như” có con đường đẹp hơn thì mọi chuyện đã không đến nông nổi như vậy.
Người dân phải chật vật mới di chuyển được qua đây. Ảnh: DP |
Về vấn đề này, ông Hoàng Văn Cẩn, Bí thư chi bộ bản Đoàn Kết cho biết, trường hợp của chị Sáng không phải là trường hợp đầu tiên bị mất con do không đến kịp trạm y tế.
Theo ông Cẩn, bản có 127 hộ, hơn 900 khẩu là người Mông di cư từ phía Bắc vào. Sau đó người dân được Chính phủ thành lập dự án 1541 vào năm 2009 gom dân tập trung, cấp mỗi hộ 400 m2 đất ở, 1 ha đất rẫy, xây trường mầm non, nước, điện đầy đủ, nhưng chỉ riêng con đường từ đầu đến cuối bản dài 4km thì bỏ dở không rõ lý do.
Ông Cẩn cho hay, từ bản Đoàn Kết đến trung tâm xã mặc dù chỉ có 7km, tuy nhiên vào mùa mưa người dân phải đi khoảng 3 tiếng đồng hồ bằng xe máy quấn xích mới đến được.
“Giao thông khó khăn nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và phát triển kinh tế của người dân. Cái ăn người dân lo không đủ nên việc học chữ, chăm sóc sức khỏe cũng không được mặn mà.
Người dân đã nhiều lần kiến nghị, mong muốn Nhà nước làm cho một con đường để thuận tiện cho việc đi lại, giao thương. Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn phải đi trên con đường lầy lội”, ông Cẩn nói.
Chủ cửa hàng tạp hóa hứng 'mưa' dao vì từ chối bán hàng
Công an tỉnh Gia Lai cùng ngành chức năng đã bắt được đối tượng giết người Vũ Xuân Chiến (23 tuổi, thôn Thanh Bình, xã ... |
Đô thị 09:22 | 06/10/2019
Du lịch 06:28 | 05/10/2019
Du lịch 19:10 | 25/09/2019
Kinh doanh 09:23 | 23/09/2019
Đô thị 14:14 | 08/08/2019
Du lịch 07:18 | 27/06/2019
Tiêu dùng 16:26 | 31/05/2019
Giáo dục 10:35 | 21/05/2019