Đối với nhiều người Việt Nam, việc dâng hương thể hiện tâm nguyện và tấm lòng chân thành cho Phật, cho ông bà, tổ tiên.
Khi dâng hương, người đi chùa nên chọn mua hương có nguồn gốc từ nguyên liệu thiên nhiên, tránh chọn hương làm từ chất hóa học để bảo vệ sức khỏe của bản thân lẫn những người xung quanh.
Xem thêm: Phật tử nên làm gì trong ngày Phật Đản để tích lũy công đức?
Số lượng nhang khói khi thắp luôn luôn là số lẻ. Theo quan niệm xưa, người xưa thắp 3 nén là để cầu phúc cho chính mình, 6 nén là để cầu phúc cho người trẻ, cho con cháu, 9 nén là cầu xin may mắn cho những bậc cha ông. Khi cầu phúc đủ cho bản thân và người thân yêu, người đi chùa sẽ cầu đến mức cao nhất là công đức viên mãn với 13 nén hương.
Khi thắp nhang trong dịp lễ, người đi chùa chỉ cần thắp 1 hay 3 nén hương để tránh gây mệt mỏi, ngột ngạt cho người xung quanh. (Ảnh: Flickr)
Tuy nhiên trong đại lễ Phật đản, lượng người đi thăm viếng chùa là vô cùng lớn. Vì vậy, những Phật tử đến chùa nên chỉ thắp 1 hoặc 3 nén hương để tránh gây cảm giác mệt mỏi, khó thở.
Khi thắp hương, Phật tử nên lấy tay trái lấy hương, tai phải châm đèn chứ không nên làm ngược lại. Điều này được lí giải vì con người thường hay sát sinh và làm những điều không đúng bằng tay phải, khi chạm vào hương sẽ vấy bẩn hương, mất thiêng.
Một lưu ý mà những người đi chùa cần ghi nhớ là tránh mượn tiền của người khác để mua nhang hương cúng. Khi dâng hương cúng Phật, mỗi Phật tử cần có thái độ bình tĩnh, ôn hòa, tránh làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Hoa quả tươi, xôi chè chay là những vật phẩm được cúng ở chính điện. (Ảnh: Tin tức Hòa Bình)
Bên cạnh hương nhang, người dân chỉ nên sắm các lễ chay như hoa quả tươi, xôi, chè ở khu vực thờ tự chính của chùa.
Xem thêm: Ý nghĩa thực sự của ngày lễ Phật Đản
Khi dâng hoa cúng Phật, Phật tử chỉ nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, tránh dùng các loại hoa kiểng, hoa tạp để thể hiện tâm ý.
Đi chùa dịp hội Tết hay trong đại lễ Phật đản khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững những quy tắc và cư xử đúng mực khi đi chùa.
Quy tắc đầu tiên thường bị bỏ quên là cách ra vào chùa. Khi vào chùa, khách nữ thường phải bước chân phải, khách nam bước vào bằng chân trái theo quy tắc nam tả nữ hữu. Đặc biệt, người đi chùa không được phép đạp lên bậc cửa chùa.
Trang phục cũng là điều các Phật tử vô cùng lưu ý. Khi đi chùa, người dân nên lựa chọn trang phục đứng đắn và kín kẽ như quần âu, áo có tay. Phái nữ đi chùa có thể mặc váy nhưng phải đảm bảo dài qua đầu gối và lựa chọn chất vải dày, màu sắc nhã nhặn.
Xem thêm: Thăm ngôi chùa lớn nhất TP HCM trước ngày lễ Phật Đản