Rượu nếp, vải, mận,... 'sốt' dịp tết Đoan Ngọ | |
Người Trung Quốc chuẩn bị túi thơm tránh tà, đua thuyền rồng đón tết Đoan Ngọ |
Sẽ không mất nhiều thời gian, bạn vẫn có thể cùng mọi người trong nhà sửa soạn đồ cúng, cùng nhau nấu những món ăn thơm ngon để sum họp bên nhau vào ngày Tết đoan ngọ.
Chè kê đậu xanh
Với người miền Trung thì chè kê đậu xanh là món ngon hấp dẫn không thể thiếu trong dịp Tết đoan ngọ. Để nấu loại chè này, bạn có thể chuẩn bị đậu xanh cà vỏ, hạt kê, đường phèn và bánh đa.
Trước tiên bạn ngâm rửa sạch đậu xanh trong khoảng 4 tiếng cho mềm, sau đó cho đậu vào ninh, khi thấy sôi thì hạ nhiệt, hớt bọt và đun cho nhừ thì tắt bếp. Đun tiếp hạt kê nhỏ lửa, dùng muôi khuấy nhẹ đến lúc kê mịn thì trộn kê với đậu xanh. Thêm đường phèn để có bát chè ngọt mát, dẻo thơm.
(Ảnh Vnngon) |
Chè nếp cẩm
Chè nếp cẩm cũng là món được lựa chọn để thưởng thức trong ngày Tết đoan ngọ. Bạn cần chuẩn bị gạo nếp, nước, đường, sữa dừa.
Gạo nếp cẩm mua về ngâm trước với nước sạch, vò sạch sau đó ngâm với nước ấm khoảng 2 – 4 tiếng. Tiếp tục đun sôi nồi nước rồi trút gạo vào đun đến khi gạo chín nhừ. Cho thêm chút đường và nước cốt dừa vào nấu cùng cho chè sánh lại, cho thêm chút bột sắn để chè thêm ngậy.
(Ảnh Natu Food) |
Chè trôi nước
Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ của người miền Nam. Chè được làm bằng bột nếp trắng, bên trong có đậu xanh. Món chè được ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy và thơm ngon. Chè được nhiều người dân yêu thích vì vị dễ ăn bởi có đậu xanh bùi bùi, vị ngọt của đường, vị thơm của gừng và vị ngậy của nước cốt dừa.
(Ảnh giadinh) |
Thịt vịt
Mọi người vẫn thường thấy, người dân 3 miền thường chọn thịt vịt để nấu đãi cả nhà vào ngày giết sâu bọ. Theo phong tục của người miền Trung, vịt sẽ bắt đầu béo ngậy, ngon hơn trong ngày 5/5 trở đi nên không có gì lạ khi các gia đình thường chọn mua vịt về ăn. Bạn có thể nấu món vịt om sấu, vịt ninh măng hay đơn giản với vịt luộc thơm và ngọt cho bữa tối.
(Ảnh Afamily) |
Bánh khúc
Với người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) thì trong ngày Tết Đoan ngọ sẽ không thể thiếu món bánh khúc. Bánh được làm từ gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bánh dày.
Gạo được ngâm kỹ, trộn với nước giã rau khúc hoặc giã gạo trước khi trộn nước rau, nắm thành nắm nhỏ, bỏ đậu xanh đã hấp và giã vào bên trong. Thêm hành phi trộn đều với đỗ trong nhân bánh. Tất cả được hấp lên hoặc chao cùng mỡ.
(Ảnh Tiin) |
Bánh tro
Món truyền thống của Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong ngày Tết Đoan ngọ là Bánh tro. Bánh thường được các bà, các mẹ nấu trước vài ngày để đón Tết. Chiếc bánh nhỏ xíu, hình chóp tam giác. Bánh được chọn từ nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng đã rửa sạch và gói lại rồi luộc. Bánh có vị thanh mát của tro hòa quện với vị ngọt của đường khiến ai ăn một lần sẽ nhớ mãi.
(Ảnh 24h) |
Cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp là món được bán nhiều nhất trong những ngày Tết Đoan ngọ. Cơm rượu nếp dễ nấu, nhưng cần chú ý nhiệt độ ủ, thời gian ủ và cách ủ để tạo nên món ngon đặc sắc. Mỗi miền lại có cách nấu khác nhau. Với người dân Hà thành, cơm rượu nếp khi thưởng thức lại phảng phất mùi hương của men rượu, ngọt bùi dẻo thơm của nếp làm đắm say lòng người, và là món ai cũng muốn nhâm nhi một chút trong buổi sáng ngày Tết Đoan ngọ.
(Ảnh 24h) |
Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống có ở những nước nào?
Bạn có tò mò không khi biết rằng, Tết Đoan Ngọ không chỉ được diễn ra ở đất nước Việt Nam. |
5 phong tục đẹp chớ bỏ lỡ trong ngày Tết Đoan Ngọ
Uống rượu, ăn nếp cẩm, khảo cây, ăn trái cây "nóng" như mận, vải... là một trong rất nhiều những phong tục đẹp trong Tết ... |
Lối sống 03:14 | 30/05/2017
Lối sống 03:23 | 29/05/2017
Lối sống 00:15 | 29/05/2017
Lối sống 00:01 | 29/05/2017