Những qui tắc cha mẹ phải nằm lòng để con trẻ không bị chó tấn công

Cha mẹ cần dạy trẻ cách đối phó khi chó lạ tiến đến gần hay sủa hướng về phía trẻ. Trẻ cần giữ tinh thần, không nên sợ hãi, càng biểu hiện sợ hãi, những con chó hung hăng sẽ càng tấn công dữ dội hơn.

Cha mẹ có thể làm gì khi con trẻ bị chó lạ tấn công?

Trước tiên, đến những địa điểm lạ, thấy những vật nuôi lạ, cha mẹ luôn phải cách li con em mình tránh xa khỏi những mối nguy đó. 

Đồng thời, cha mẹ luôn phải giám sát sự tương tác giữa trẻ và chó. Một đứa trẻ không được ở một mình, quá gần gũi với chó lạ trừ khi chú chó đã có được xích, rọ mõm... 

Ngoài ra, để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải, cha mẹ nên dạy cho trẻ em cách cư xử khi thấy chó ở xung quanh và cách nhận ra các tình huống rủi ro có thể xảy ra chó cắn. 

Những qui tắc cha mẹ phải nằm lòng để con trẻ không bị chó tấn công  - Ảnh 1.

rong trường hợp bị tấn công nghiêm trọng cần báo cho cơ quan có thẩm quyền. (Ảnh minh họa).

Cha mẹ có thể dạy con em tự bảo vệ bản thân trước những chú chó lạ

Trước khi để con bạn tự khám phá cuộc sống bên ngoài, các bậc cha mẹ phải đảm bảo được trẻ nhỏ nắm vững những qui tắc dưới đây:

- Không lại gần chó lạ, dù đó là chú chó đang bị xích hay nhốt.

- Khi tới chơi nhà có chó, không được để trẻ lại gần chó mà không có sự giám sát chặt chẽ từ cha mẹ và chủ nhà.

- Dạy trẻ cách "biến thành cái cây" khi phải đối mặt với một con chó quá khích hoặc có thái độ thù địch. Trẻ không được hoảng sợ mà phải đứng thẳng, khoanh tay, mắt nhìn xuống chân,  chờ cho nó bỏ đi hoặc có người tới giúp.

- Dạy trẻ cách "biến thành hòn đá" nếu thực sự bị chó chồm lên người và xô ngã : cuộn tròn người lại, dùng tay và cánh tay che mặt và cổ.

- Không bao giờ nhìn vào mắt chó, không đưa mặt lại gần mặt của chó.

- Không bao giờ lấy thứ gì của chó.

- Không bao giờ lại gần một con chó đang ăn, uống hay đang nhai thứ gì đó.

- Không đưa tay qua lồng hay hang rào để vuốt ve chó.

- Không trèo qua hàng rào vào sân vườn có chó, kể cả chú chó đó là chó quen và rất thân thiện.

- Không lại gần hai con chó đang cắn nhau.

- Không lại gần khi chó đang ngủ, đang nghỉ, chó già hoặc chó đang nuôi con.

- Một chú chó có độ an toàn cao hơn so với những chú chó khác sẽ có biểu hiện: Há mồm thở hồn hển, mặt vui vẻ và vẫy đuôi

- Một chú chó nguy hiểm là chú chó mõm ngậm chặt, tai hướng về phía trước, mặt khá căng thẳng.

- Chó sắp cắn có thể gầm gừ, nhe nanh, lông gáy dựng, tai hướng về trước (có thể vẫn vẫy đuôi)

- Dạy cho trẻ những trò chơi an toàn với chó, như bắt bóng, đĩa. Không chơi những trò chơi kích động mạnh như chạy thi… Không chơi với chó lạ…

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chó cắn

Khi trẻ không may bị chó cắn, cha mẹ cần trấn an tâm lí trẻ. Sau đó, rửa vết thương cho trẻ dưới vòi nước chảy mạnh.

Có thể dùng nước ấm rửa vết thương. Đồng thời, dùng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng để sát trùng vết thương, tránh chà xát mạnh.

Băng sơ vết thương sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra vết cắn.

Những qui tắc cha mẹ phải nằm lòng để con trẻ không bị chó tấn công  - Ảnh 2.

Nếu bị chó cắn, bạn cần đảm bảo chăm sóc các vết thương ngay lập tức, vì thậm chí chỉ một vết cắn nhẹ cũng có thể gây nhiễm trùng.

Xem thêm>>> Bé trai 7 tuổi bị đàn chó tấn công: Vì sao mục tiêu của chó thường là trẻ em?

Xem thêm>>> Chó Pitbull có nguy hiểm như những lời đồn đại?

Những cảnh báo khác khi gặp chó dữ

Khi đi cùng với trẻ nhỏ, đặc biệt là khi gặp một con chó to, cha mẹ nên bế trẻ lên để tránh trường hợp chó tấn công. 

Khi nhấc trẻ lên, cha mẹ cần cử động chậm, tránh hành động bất ngờ có thể dẫn đến tình trạng chó tấn công. Không nhìn vào mắt chó, nhất là khi bạn khom người xuống. Bảo trẻ bình tĩnh, im lặng và nhìn vào bạn.

Nếu đang đạp xe, bạn hãy xuống xe, dùng xe chắn giữa bạn và chó để làm thanh chắn bảo vệ. Nếu chó tấn công, bạn hãy dùng chiếc xe đạp làm vũ khí để chống lại con chó. Nắm vào ghi đông xe (tay lái) và yên xe, quăng phần bánh xe đánh vào con chó. Đừng để tuột tay, vì nếu vậy bạn sẽ làm mất một công cụ tự vệ giá trị.

Chó có thể cảm nhận được sự sợ hãi, nhưng chúng cũng cảm thấy sự quyết tâm phòng vệ của bạn, trừ khi con chó thực sự hung hãn (bị bệnh dại, có tiền sử ngược đãi hoặc tuyệt vọng, v.v…).

Đừng bao giờ quay lưng về phía chó, luôn luôn quan sát chó nhưng tránh nhìn thẳng vào chúng. 

Đừng cố gắng tỏ vẻ đáng sợ hơn con chó đó hoặc có những động tác đột ngột. Chú ý giữ các cử động chậm rãi và đều đặn. Không tiến lại gần chó hoặc quay lưng đi cho đến khi con chó không còn tỏ dấu hiệu hung hăng nào nữa.

Nếu con chó hướng về bạn và tru lên, hãy tiếp tục bước đi và từ từ ra khỏi nơi đó, hết sức lưu ý, không được nhìn vào mắt chó.

Nếu một con chó chạy về phía bạn thì cho dù đang làm gì bạn cũng đừng chạy. Có thể con chó đó không có ý tấn công mà chỉ muốn chơi đùa với bạn hoặc đến làm quen. Nhưng nếu bạn chạy thì nó có thể bị kích động và đuổi theo tấn công bạn.

Nếu tai chó cụp về phía sau sát vào đầu thì đó là dấu hiệu nó đang sợ hãi. Còn nếu tai chó dựng lên và hướng về phía bạn thì nhiều khả năng đó là biểu hiện của sự lấn lướt hoặc hung hăng. Tùy vào hành vi cũng như thái độ của chú chó, hãy 

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.