(Ảnh: LinkedIn ) |
Ngủ chính là một nhu cầu bản năng sinh lý tuy nhiên nhu cầu bản năng này không phải lúc nào cũng có thể được đáp ứng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau.
Việc thức khuya, ngủ muộn gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe, từ ngắn hạn cho đến lâu dài như: mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Nếu điều này diễn ra thường xuyên mà không được kiểm soát sẽ dấn tới ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bệnh về gan mà điển hình là men gan tăng cao.
Nếu bạn bị mất ngủ, khó ngủ kéo dài hơn 1 tháng thì việc truy tìm ra nguyên nhân là điều cấp thiết để có cách xử lý và điều trị kịp thời.
Các bệnh tật khác gây mất ngủ
Nếu bạn bị bệnh phổi hoặc hen suyễn, thì việc thở khò khè và khó thở có thể sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, đặc biệt là vào lúc sáng sớm. Nếu bạn bị suy tim, bạn có thể xuất hiện các kỳ hít thở bất thường. Bệnh Parkinson và các bệnh khác về thần kinh cũng có thể dẫn đến mất ngủ.
Căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tinh thần
Mất ngủ còn có thể là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Do não sử dụng cùng một loại chất dẫn truyền thần kinh cho giấc ngủ và cảm xúc, nên rất khó có thể biết được vấn đề nào nảy sinh trước. Các tình huống hoặc sự kiện căng thẳng có thể dẫn đến mất ngủ kéo dài. Nếu không được chữa trị, mất ngủ kèm với stress, lo âu sẽ khiến cơ thể bạn trở nên suy kiệt.
Đau nhức cơ thể
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, 15% người bị đau nhức cơ thể là do mãn tính và 2/3 trong số đó thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ. Những cơn đau nhức chủ yếu là đau lưng, đau đầu, đau nhức cơ hàm và nhức mỏi khớp. Bên cạnh đó, không ít trường hợp bị đau nhức cơ thể còn do vận động quá sức và không nghỉ ngơi một cách hợp lý.
(Ảnh: ktktna) |
Lịch làm việc không ổn định
Nếu công việc dày đặc, thời gian làm việc không cố định, làm tăng ca hay không có quãng nghỉ hợp lý có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp sinh học ở cơ thể. Theo một nghiên cứu tại trường Đại học Buenos Aires ở Achentina, những người làm việc như vậy có mức serotonin thấp, trong khi đó là chất quan trọng giúp điều hòa giấc ngủ.
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn có thể gây gián đoạn giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, khi bạn sử dụng thuốc gần giờ đi ngủ hoặc tăng liều lượng thuốc lên, bạn sẽ khó ngủ ngon hơn. Trong trường hợp này, bạn cần trao đổi với bác sĩ để quá trình dùng thuốc không gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.
Bạn đang ăn kiêng vì muốn giảm cân nhưng bạn có biết rằng ăn kiêng dẫn đến lượng đường trong máu thấp có thể làm bạn tỉnh ngủ. Trên thực tế, những bệnh nhân biếng ăn hầu như luôn luôn mơ về thực phẩm trong mỗi giấc ngủ và điều này khiến họ không ngủ ngon giấc. Một bữa ăn nhẹ ban đêm gồm một quả chuối và một cốc sữa tách kem có thể giúp bạn giải quyết điều này.
Ăn nhẹ không chỉ làm no, khỏe mạnh, giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn thân thiện với vòng eo. (Ảnh: Gia đình) |
Thay đổi hormone
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh đều dễ gặp vấn đề về giấc ngủ. Đó là lúc nội tiết trong cơ thể thay đổi, bạn dễ có cảm giác nóng trong người, tức ngực, đi tiểu nhiều hơn. Những điều này đều làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ ngon. Theo Hiệp hội Quốc gia về giấc ngủ tại Mỹ, khoảng 40% số phụ nữ tiền mãn kinh gặp phải các vấn đề về giấc ngủ.
Âm thanh, ánh sáng
Nếu khi ngủ âm thanh xung quanh môi trường quá ồn ào sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ. Thông thường khi ngủ cơ thể chỉ có thể tiếp nhận thích ứng với 45 vol âm lượng, nếu âm lượng lớn hơn sẽ gây ảnh hường rất lớn đến giấc ngủ.
Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ kìm chế những nhân tố kích thích giấc ngủ, khiến cho cơ thể luôn ở trong trạng thái tỉnh táo. Khi trời tối sẽ rất dễ tạo cảm giác buồn ngủ cho cơ thể vì vậy bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và sẽ ngủ sâu hơn.
(Ảnh: Hellobacsi) |
Lệch múi giờ
Việc thường xuyên di chuyển giữa các điểm đến có múi giờ khác nhau sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của bạn. Cơ thể bạn sẽ cần khoảng 3 ngày để điều chỉnh và thích nghi với múi giờ mới. Và nếu bạn di chuyển bằng máy bay qua các vùng có múi giờ khác nhau, thì việc chênh lệch múi giờ có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ mãn tính.
Việc ăn uống hàng ngày ảnh hưởng tới giấc ngủ như thế nào? | |
Sau khi ngủ dậy, làm gì tốt nhất? | |
Ngủ quá nhiều ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bạn? |