Dậy thì là cột mốc quan trọng khi trẻ đã phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Các bé trai thường dậy thì ở độ tuổi từ 12-16, trong khi đó bé gái sớm hơn một chút là từ 10-14 tuổi.
Thời gian gần đây, xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Độ tuổi trung bình để phát triển ngực là 9 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm hoi trẻ mới 4 tuổi đã bước vào tuổi dậy thì.
(Ảnh: Việt Báo) |
Gần đây nhất phải kể đến đó là trường hợp bé gái 18 tháng tuổi thăm khám ở bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khi cha mẹ phát hiện có dấu hiệu xuất hiện kinh nguyệt. Không chỉ bé gái mà trước đó cũng có trường hợp bé trai bước vào tuổi dậy thì sớm với những dấu hiệu như giọng nói ồm và bộ phận sinh dục lớn hơn so với kích thước trung bình theo độ tuổi.
Hay một trường hợp khác, chị Nguyễn Thị Hương ở Thanh Xuân, Hà Nội đã rất bất ngờ khi phát hiện cô con gái 6 tuổi có những dấu hiệu bất thường về chiều cao, cân nặng, chị đã đưa con đi khám và được chẩn đoán dậy thì sớm. Mới 6 tuổi nhưng con gái chị Hương nặng 40kg và món ăn ưa thích của cháu là xúc xích, đồ ăn nhanh. Lúc này chị Hương mới “ngã ngửa” khi được bác sĩ cho biết những món mà con gái chị “nghiện” là một trong các nguyên nhân gây dậy thị sớm.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoàn, nguyên Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: "Thức ăn nhanh là thực phẩm dễ ăn, đa số đều qua chiên, rán… nên trẻ rất thích nhưng nó lại là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì, dư năng lượng. Trong số những nguyên nhân gây dậy thì sớm thì yếu tố cần lưu ý hàng đầu là môi trường, nội tiết, bệnh lý u não. Ngoài ra, trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm khá cao. Các bậc cha mẹ nên lưu ý những loại thực phẩm tăng trọng không được kiểm soát đều có nội tiết tố. Và khi trẻ ăn nhiều thịt còn tồn dư thuốc tăng trọng sẽ dễ bị dậy thì sớm”. |
Việc cho trẻ ăn các thức ăn, đồ uống không rõ nguồn gốc sản xuất, có chứa nhiều chất phụ gia, chất tạo màu, tạo mùi sẽ phá vỡ tuyến nội tiết, gây hại cho gan, thận, làm thay đổi hormone. Điều này khiến bé gái dậy thì sớm, bé trai bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ dị tật cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc bổ, thúc đẩy trẻ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng đôi khi còn gây ra những phản ứng ngược đối với cơ thể.
Béo phì là một trong những yếu tố dẫn đến việc trẻ bị dậy thì sớm (Ảnh: Gia đình và trẻ em) |
Dậy thì sớm là một yếu tố gia tăng nguy cơ trầm cảm trong thời thiếu niên và ung thư vú ở tuổi trưởng thành. Các bậc cha mẹ nên thận trọng khi cho con em mình ăn những thực phẩm dưới đây.
1. Thực phẩm chứa quá nhiều dinh dưỡng, kích thích tăng trưởng
Hầu hết các bà mẹ đều bị "ám ảnh" bởi cân nặng của con và tẩm bổ cho bé những thức ăn bổ dưỡng nhất. Ngày nay, đời sống phát triển nên các mẹ càng có điều kiện mua các thực phẩm nhiều chất để bổi bổ cho con như tổ yến, sữa ong chúa,...Thừa chất khiến trẻ dễ thừa cân, béo phì - một trong những nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm. Còn những thực phẩm kích thích tăng trưởng thường chứa hooc-mon tăng tưởng mạnh, sẽ dẫn đến mất cân bằng nội tiết của trẻ.
2. Rau củ trái mùa
Việc trồng rau quả trái mùa và ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư chất độc trong rau củ trái cây. Trẻ em khi ăn các loại rau củ trái mùa này vào sẽ tăng nguy cơ mắc dậy thì sớm. Tất cả các loại rau củ quả quá tươi ngon so với bình thường cũng cần tránh cho trẻ ăn.
Bất kỳ món nào sử dụng chất kích thích đều là nguyên nhân khiến cho trẻ "lớn" trước tuổi.(Ảnh: Phụ nữ Việt Kiều) |
3. Thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp phần lớn đều có thành phần là các chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản. Những loại hóa chất này đều tương tự như hormone giới tính. Chất tạo màu (phtalanats) hiện đã bị cấm sử dụng, vì ở hàm lượng cao sẽ có tác dụng như hoóc môn giới tính, gây ra hiện tượng dậy thì sớm.
4. Đồ ăn nhiều muối
Trên tạp chí Medical Hypotheses gần đây, một nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc ăn nhiều muối và dậy thì sớm ở các bé gái đã được công bố. Các nhà khoa học khẳng định rằng chế độ ăn nhiều muối có thể dẫn đến dậy thì sớm vì lượng muối cao sẽ kích hoạt một hormone tên là neurokinin B có liên quan tới sinh sản. Chế độ ăn nhiều muối ảnh hưởng đến hormone kích hoạt sự rụng trứng và progesterone.
(Ảnh: Bếp gia đình) |
5. Thực phẩm chiên, rán
Các món ăn như gà rán, khoai tây chiên… khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ thay đổi chất, dầu ăn được tái sử dụng trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao tạo ra oxy hóa, trẻ ăn vào sẽ khiến cơ thể dung nạp các chất béo dư thừa, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dậy thì sớm. Nếu ăn những món này quá thường xuyên là một trong những lý do khiến trẻ "phổng phao" trên mức cần thiết.
6. Nước ngọt
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, uống nước ngọt có đường cũng liên quan đến tình trạng có kinh nguyệt sớm ở trẻ em gái. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích tình hình của 5583 bé gái trong độ tuổi từ 9 – 14. Trong đó, có các bé gái thường xuyên uống nước ngọt đóng chai, cũng có các bé chỉ uống nước ép hoa quả hay trà xanh. Kết quả cho thấy những bé uống nước ngọt nhiều hơn 1,5 lần so với các bé khác thì có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn 24%.
Uống nhiều nước ngọt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm, đặc biệt với bé gái (Ảnh: gia đình) |
7. Thực phẩm chứa caffein và chất tạo ngọt
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, sử dụng nhiều đồ uống có chứa hàm lượng caffein cao là một trong những thủ phạm gây ra dậy thì sớm ở bé gái.
Một nhóm các nhà khoa học khác cũng đã tiến thành theo dõi quá trình phát triển của 1.988 bé gái có chủng tộc khác nhau trong vòng 10 năm. Kết quả cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa các loại đồ ăn, thức uống chứa caffein hay chất tạo vị ngọt giả với việc có kinh nguyệt sớm. Đặc biệt, các loại thực phẩm này ảnh hưởng đến tất cả các bé gái, không phân biệt chủng tộc hay gen di truyền.
8. Sản phẩm từ đậu nành
Dùng lượng lớn đậu nành trong thời gian dài trước tuổi thành niên sẽ gây dậy thì sớm. Các sản phẩm chủ yếu là đậu nành, những sản phẩm chế biến có hàm lượng đậu nành cao, hay còn gọi là estrogen thực vật. Cấu trúc của nó giống với cấu trúc của estrogen, có thể trở thành nhân tố kích thích sự phát triển các tế bào.
(Ảnh: White Label) |
Ngoài ra còn hai loại thực phẩm khác cần tránh cho trẻ ăn là nội tạng động vật và đầu, cổ gia cầm; thường có trong chế độ ăn của người lớn. Hai loại thực phẩm này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh dậy thì sớm ở trẻ, do dư lượng thuốc tăng trọng khi nuôi động vật thường bị tích tụ ở các bộ phận này.
Để phòng ngừa việc dậy thì sớm ở trẻ, các bậc phụ huynh cần cho con ăn uống hợp lý, vệ sinh, không cho ăn quá nhiều chất béo, chất đạm, các thực phẩm có chất bảo quản, tạo màu… Khi trẻ có những biểu hiện của dậy thì sớm cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Con trẻ dậy thì sớm, phụ huynh phải làm thế nào? | |
Kỳ lạ ngôi làng bé gái biến thành nam giới khi tới tuổi dậy thì | |
Dạy con tuổi dậy thì, mẹ phải là bạn |
Lối sống 06:20 | 28/04/2019
Lối sống 15:01 | 13/04/2019
Lối sống 11:42 | 10/04/2019
Lối sống 15:13 | 05/04/2019
Lối sống 06:05 | 03/04/2019
Lối sống 05:55 | 02/04/2019
Lối sống 07:19 | 21/03/2019
Lối sống 19:22 | 20/03/2019