Những thước phim nhựa cuối cùng của Điện ảnh Việt Nam?

Những ai đã và đang theo đuổi con đường Nghệ thuật thứ 7 đều từng có ước mơ cháy bỏng là được một lần "cháy hết mình" vào một tác phẩm phim Điện ảnh hay còn gọi là phim truyện nhựa. Phim nhựa có phải là đẳng cấp, là tột cùng vinh quang của những người làm nghề?
 
nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam Điện ảnh Việt vẫn trăn trở bài toán kinh phí làm phim
nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam Quảng bá điện ảnh Việt Nam, chuyện không của riêng ai?
nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam Phim Việt: Nghệ thuật tử tế không phải cuộc dạo chơi!

Sự ra đời và phát triển của Nghệ thuật điện ảnh song hành cùng sự phát triển của Khoa học kĩ thuật. Các thiết bị ghi hình như máy quay phim, máy ảnh ngày càng hiện đại và ưu việt hơn.

Quay phim không chỉ là người truyền tải nội dung bằng hình ảnh theo góc nhìn nghệ thuật mà còn phải thông thạo về kĩ thuật, liên tục cập nhật kiến thức về các thiết bị mới để tác nghiệp hiệu quả hơn. Để có được những khung hình đẹp và đầy cảm xúc là cả một sự tính toán tỉ mỉ, khoa học, nhanh nhạy với những thông số kĩ thuật của thiết bị ghi hình.

Những bước tiến không ngừng về kĩ thuật công nghệ đã ngày một nâng cao chất lượng các tác phẩm điện ảnh, nhưng đâu đó trong hoài niệm của nhiều người làm Điện ảnh thì những thước phim nhựa vẫn là một niềm tự hào, một sự trân trọng, thiêng liêng.

nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam
Đạo diễn, NSƯT Xuân Sơn giảng dạy tại ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội

Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Xuân Sơn, người đã làm rất nhiều phim truyện nhựa cho biết: "Sự tiến bộ của kĩ thuật số có thể đạt hoặc thậm chí vượt qua cả phim nhựa, nhưng về mặt tâm lý thưởng thức nghệ thuật thì sao? Phim nhựa đã gắn bó một quá trình rất lâu và đối với những người đã từng làm nhiều phim truyện nhựa như tôi thì không tránh khỏi hoài niệm... Đó là một thời đẹp đẽ đang dần thay thế bởi các giá trị mới, nhưng chúng ta không tiếc nuối quá khứ hay "ăn mày dĩ vãng", bởi nghệ thuật điện ảnh cũng là cũng là sự cập nhật công nghệ mới.

Thực chất của những điều đã qua là một giai đoạn lịch sử mà các thế hệ làm phim đã cống hiến bằng tất cả lòng say mê khám phá và ham thích, quá khứ đó đã góp phần lớn lao cho sự phát triển của điện ảnh nước nhà. Chỉ cần những người làm quản lý nhận thức đúng vai trò, vị thế và sức mạnh của điện ảnh trong việc giới thiệu văn hóa, bản sắc, những giá trị cốt lõi nhất về con người và cuộc sống thì những người làm nghề sẽ luôn dốc lòng, dốc sức."


Phim truyện nhựa màu cuối cùng "Người trở về"

Bộ phim dựa theo ý tưởng tác phẩm văn học "Người về bến sông Châu" của nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh. Tại thời điểm tiến hành quay phim, đây được coi là dự án phim truyện nhựa màu 35mm cuối cùng của điện ảnh Việt Nam, thực hiện bởi Điện ảnh Quân đội (ĐAQĐ).

Ê-kíp làm phim là những người trẻ thế hệ sau nhưng đã cẩn trọng trong từng cảnh huống, từng khung hình, giống như bất kỳ lần quay phim nhựa nào để mang đến không khí chân thực cho người xem về những năm tháng chiến tranh. Ngay khi ra mắt bộ phim đã nhanh chóng trở thành “hiện tượng” trên các rạp chiếu cả nước, phim đã lấy cảm xúc của đông đảo người xem, tạo sức hút ở tất cả các buổi chiếu. Nhiều khán giả chia sẻ đã rất lâu rồi họ mới được xem những thước phim chân thực và cảm động đến vậy.

“Người trở về” cũng là một bộ phim truyện nhựa sau 10 năm mới được ĐAQĐ sản xuất (10 năm trước là phim “Tiếng cồng định mệnh”).

nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam

Đạo diễn Đặng Thái Huyền bộc bạch:

"Mỗi lần xem “Người trở về” tôi đều rất xúc động. Tuy nhiên đã đến lúc tôi thấy mình chuẩn bị tâm thế với những tác phẩm mới. Nếu cứ nhìn lại, hoài niệm mãi những thước phim thì sẽ là trở ngại lớn cho sự nghiệp phía trước."

nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam
Cảnh trong phim "Người trở về", bộ phim truyện nhựa màu cuối cùng của Điện ảnh Việt Nam do ĐAQĐ sản xuất.
nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam
Đoàn phim "Người trở về" trong một cảnh quay. Đạo diễn Đặng Thái Huyền áo cam bên phải hình. (Ảnh:vtc.vn)
nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam
Quay phim Trịnh Quang Tùng cẩn trọng bấm máy từng khung hình. (Ảnh: Sggp.org.vn)
nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam

Quay phim Trịnh Quang Tùng chia sẻ: Phim nhựa từng được coi là đẳng cấp, là đỉnh cao, là thước đo trình độ tay nghề của người làm phim, nhưng theo tôi cuộc sống vận động không ngừng và những quan điểm cũng cần thay đổi để phù hợp thời đại, không nên duy ý chí. Nhưng tôi chắc chắn một điều, với bất kỳ quay phim, đạo diễn nào cũng mơ ước được thử sức với phim nhựa ít nhất 1 lần.

- Những cảm nhận của anh khi tác nghiệp trên máy quay phim nhựa và máy quay kĩ thuật số?

Khác biệt đầu tiên là vấn đề tâm lý và áp lực. Do phim nhựa có giá thành đắt, kỹ thuật đòi hỏi phải chính xác từ tiền kỳ cho đến hậu kỳ.Trong quá trình sản xuất mọi thành phần phải làm việc rất chuẩn xác, không được phép sai, không có điều kiện sửa sai. Nếu muốn sửa phải đầu tư quay lại, quay thêm thì vô cùng tốn kém tiền bạc và thời gian. Ngay từ khi thành lập ekip, nhà sản xuất đã phải chọn lựa rất kỹ ở tất cả các khâu, thành phần đoàn phim là những người chuyên nghiệp, có năng lực, có kinh nghiệm và trách nhiệm cao.

Với bất kỳ nhà quay phim nào đã từng quay phim nhựa thì khi chuyển sang công nghệ kỹ thuật số đều phải tìm hiểu sâu về kỹ thuật, những ưu điểm, nhược điểm là gì để tác nghiệp đạt hiệu quả nhất. Theo tôi, những ai đã giỏi phim nhựa thì chuyển sang phim số rất thuận lợi, vì kỹ thuật phim nhựa vẫn là nền tảng gốc cơ bản.

Đối với cá nhân tôi, khi quay trên máy kỹ thuật số thì có phần nhẹ nhàng hơn, áp lực vừa phải, vì vẫn có cơ hội sửa sai, sau cảnh quay xem lại nếu chưa đạt thì quay lại luôn, hậu kỳ cũng có thể chỉnh màu sắc, ánh sáng, hoặc có thể thêm bớt chi tiết, thay đổi cỡ cảnh…còn phim nhựa chỉ biết kết quả chuẩn sau in tráng, mất một khoảng thời gian. Lúc đợi chờ in tráng hồi hộp lắm, cả đoàn chỉ thở phào khi có nháp tốt, tức là sau khi tráng phim Negative (âm bản) rồi in sang phim Positive (dương bản) đạt chất lượng thì cả đoàn mới ăn ngon, ngủ yên được.

- Theo anh, việc thay thế phim nhựa và chuyển sang dùng các thiết bị kĩ thuật số có phải là xu thế tất yếu hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam không?

Khi kỹ thuật số ra đời, chất lượng ngày một cao, cho hiệu quả giống phim nhựa, lại có giá thành sản xuất thấp hơn, thuận lợi và nhanh, đáp ứng yêu cầu của các nhà làm phim nên thế giới chuyển dần sang công nghệ số. Công nghệ kỹ thuật số có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mong muốn của các nhà làm phim, của thị trường giải trí và tuyên truyền nhiều giá trị phù hợp khác.

- Kỉ niệm mà anh không thể quên với những thước phim nhựa?

Vì bố tôi học khoá 2 trường Điện Ảnh Việt Nam, chuyên ngành chiếu bóng, phát hành, ông thường xuyên đi đây đó phát hành phim theo kế hoạch tuyên truyền của nhà nước và tôi cũng hay được đi theo. Tôi đã được dán phim, tua phim, lắp phim, nghe tiếng máy chiếu chạy rất thích thú từ những ngày thơ bé. Những hình ảnh trong các bộ phim màu chiến đấu của Liên Xô được chiếu khi đó vẫn rất rõ trong đầu tôi. Tôi nghĩ đó cũng là cái duyên với nghề làm phim mình đã chọn. Dù hiện nay hầu hết các thể loại phim từ phim truyện, phim tài liệu đều đã chuyển hết sang công nghệ số nhưng rất nhiều bậc đàn anh trong nghề vẫn mong sự trở lại của phim nhựa, và tôi tin một ngày nào đó chúng ta lại được làm phim nhựa.


"Người Bản Hốc" - Phim tài liệu cuối cùng bằng chất liệu phim nhựa

Cho đến hiện tại, bộ phim "Người Bản Hốc" do Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương sản xuất được coi là phim tài liệu cuối cùng quay bằng chất liệu phim nhựa 35mm.

nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam
Đạo diễn Trịnh Quang Tùng, quay phim Dương Huy tại bối cảnh quay phim "Người Bản Hốc". (Ảnh: NVCC)
nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam

Các thành viên đoàn làm phim "Người Bản Hốc". (Ảnh: NVCC)

nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam
Đây là tác phẩm mang về cho quay phim Dương Văn Huy giải Bông Sen Vàng ở hạng mục Quay phim xuất sắc thể loại phim tài liệu, tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19. (Ảnh: NVCC)
nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam

Quay phim Dương Huy tác nghiệp bằng máy quay phim nhựa tại Quảng trường Ba Đình (Ảnh: NVCC)

Quay phim Dương Huy, Hãng phim tài liệu & Khoa học Trung ương cho biết:

Cảm giác khi phim nhựa chạy qua cửa hình rất khó tả, thậm chí tim đập nhanh hơn... Quay phim các thế hệ hay nói với nhau là phải có "thần kinh thép", bởi chỉ quay hỏng 1 mét phim thôi thì số tiền phải trả là rất lớn. Quay phim tài liệu lại đòi hỏi sự nhạy bén, đồng cảm trước thực tế và khả năng nắm bắt khoảnh khắc nên việc tác nghiệp bằng máy quay phim nhựa càng cần sự tập trung cao độ.

- Những cảm nhận của anh khi tác nghiệp trên máy quay phim nhựa và máy quay kĩ thuật số?

Khi quay bằng phim nhựa, mỗi khi nhìn vào ống ngắm máy quay (Viewfinder Camera) thì ý thức nắn nót, chỉn chu trước mỗi frame hình là điều chắc chắn với mỗi người quay phim. Bởi khi hình ảnh được ghi lên bề mặt của phim nhựa thì sự thay đổi, hiệu chỉnh là không thể (có chăng chỉ là mức độ ít nhiều về ánh sáng, màu sắc), tiếp nhận sẽ là hình ảnh thực tế khi bấm máy. Sự khắt khe về kĩ thuật và nghệ thuật của máy quay phim nhựa làm người quay phim vững vàng và trưởng thành hơn trong từng mét phim.

Với máy quay kĩ thuật số thì ít áp lực hơn cả về kỹ thuật và nghệ thuật nhưng đòi hỏi người quay phim sự nghiêm khắc với bản thân, để có những khuôn hình đẹp thì không được dễ dãi, dù có thể quay đi quay lại, nhưng có những khoảnh khắc không bao giờ trở lại. Với thiết bị số, quay phim phải luôn cập nhật các tính năng mới của từng loại máy để ghi hình đạt hiệu quả.

nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam
Quay phim Dương Huy tác nghiệp bằng máy kĩ thuật số ở nước ngoài.

Theo tôi, sự ưu việt của máy kĩ thuật số hay sự tỉ mỉ, tinh tế của máy quay phim nhựa cũng không thể cho ra những tác phẩm hay nếu người quay phim không có cảm xúc và sự hiểu biết. Cảm xúc ấy được tạo nên bởi phông văn hóa của từng người.

- Kỉ niệm của anh khi được quay phim tài liệu bằng chất liệu phim nhựa?

Quy trình làm phim nhựa vô cùng phức tạp, tỉ mỉ từ tiền kỳ đến hậu kỳ nhưng lại có sức mê hoặc kỳ lạ và tôi may mắn được trải qua những cung bậc cảm xúc ấy. Câu nói quen thuộc mỗi khi làm xong một bộ phim nhựa là: Giá mà có thêm thời gian, giá mà có thêm một hộp (phim nhựa 35mm - 122 mét - rơi vào 4 phút hình) thì sẽ thành công trên cả tưởng tượng... (Cười)

- Những chiếc máy quay phim nhựa hiện đang để ở đâu khi ít sử dụng đến, thưa anh?

Phòng Truyền thống của Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương là nơi trưng bày các máy quay phim nhựa mà hãng phim từng sử dụng. Các thiết bị làm phim nhựa qua nhiều thời kỳ. Konvak – Arri2 – Arri3 – BL Evolution... Cá nhân tôi luôn có rất nhiều cảm xúc khi nhìn ngắm những thiết bị này.

Phim nhựa là gì?

nhung thuoc phim nhua cuoi cung cua dien anh viet nam

Là một chuẩn phim lâu đời nhất trong lịch sử điện ảnh của nhân loại, phim nhựa có mặt ngay từ những ngày đầu sơ khai của điện ảnh và được xem như là chất liệu chính mà các nhà làm phim nhiều thế hệ dùng để truyền tải hình ảnh được ghi lại từ máy quay.

Phim nhựa hay còn gọi là phim điện ảnh, được in tráng trên những cuộn phim bằng nhựa tùy theo kích thước: 8 mm, 16 mm, 35 mm, 70 mm... thường được sử dụng để trình chiếu trong các rạp chiếu phim, thông qua một hệ thống máy chiếu chuyên biệt. Kinh phí để sản xuất một bộ phim nhựa cao hơn rất nhiều, bởi những kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải có mức đầu tư kinh phí cao. Khi quyết định quay bằng chất liệu phim nhựa, các nhà sản xuất phim rất kỹ lưỡng từ khâu chọn lựa kịch bản, đa phần những tác phẩm điện ảnh đều là những tác phẩm được chăm chút từng khung hình, cỡ cảnh...

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.