Nữ chủ tịch phường bị đòi lại con gái nuôi: Cha mẹ đẻ có được đòi lại con khi đã bỏ rơi?

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi, cha mẹ đẻ không có quyền đòi lại con nuôi sau khi hoàn tất thủ tục nhận nuôi.

Ngày 19/3, bà Hồ Huỳnh Như, Chủ tịch UBND phường 9, TP Cà Mau cho biết, anh C. Nh. - người tự xưng cha ruột của cháu bé bị bỏ rơi mà bà nhận nuôi trước đó đã có đơn gửi đến cơ quan chức năng nhờ can thiệp để nhận lại con.

Theo nội dung sự việc, rạng sáng 1/1, bé gái sơ sinh, nặng 2,8 kg, được người dân phát hiện bị bỏ trong túi xách. Chính quyền địa phương đã thông báo tìm cha mẹ đẻ bé theo quy định, nhưng hết hạn mà không ai đến nhận.

Bà Như sau đó làm thủ tục nhận bé làm con nuôi và đã được Sở Tư pháp chấp thuận. Đến ngày 26/2, anh Nh đến gặp bà Như, xưng là cha ruột đứa trẻ. Anh xin nhận lại con, nhưng bà Như không đồng ý.

Trình bày với cơ quan chức năng, anh Nh. cho biết, trước đây anh và bạn gái sống chung như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn. Khi người yêu mang thai, hai người xảy ra mâu thuẫn nên anh bỏ đi. Sau khi sinh, cô bạn gái đã bỏ con.

Cô gái xưng là mẹ bé gái cũng thừa nhận khi sinh con được vài ngày, chị nhờ anh ruột chở đi bỏ trước cửa nhà dân ở phường 9, TP Cà Mau.

Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau Triệu Tấn Phát cho biết, quan điểm của chính quyền thành phố là hòa giải, nếu không thành, anh Nhơn có thể nhờ tòa án giải quyết.

Dưới góc độ pháp lý, nếu khi mọi thủ tục đã hoàn tất đúng quy định, sau này mẹ ruột có được nhận lại con không?

Nữ chủ tịch phường bị đòi lại con gái nuôi: Cha mẹ đẻ có được đòi lại con khi đã bỏ rơi? - Ảnh 1.

Bé gái bị bỏ rơi lúc được người dân phát hiện hôm 1/1.

Điều kiện nhận nuôi con nuôi

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ hai mươi (20) tuổi trở lên trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

+ Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng. con, cháu, người có công ơn nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

+ Không phải là người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

+ Không phải là người đang chấp hành hình phạt tù.

Mới đây, Chính phủ vừa công bố Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một vài nội dung về vấn đề nuôi con nuôi của Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi.

Theo quy định trong Dự thảo, Nhà nước tăng cường việc tìm gia đình nhận nuôi các trẻ em bị bỏ rơi bằng cách kêu gọi các cá nhân, tổ chức nhận con nuôi.

Dự thảo lần này Nhà nước ưu tiên sự chọn lựa cho trẻ em tìm gia đình thay thế khác khi trẻ em có nhu cầu và không muốn sống chung với cá nhân, gia đình hiện tại bằng cách:

- Thực hiện tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo quy định.

- Đưa vào cơ sở nuôi dưỡng sau đó tìm gia đình thay thế cho các em.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Đối với trường hợp có đủ điều kiện trên thì sẽ làm thủ tục nhận nuôi con nuôi như sau: Phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận nuôi thường trú.

* Hồ sơ nhận nuôi con nuôi:

- Hồ sơ của người xin nhận con nuôi:

+ Đơn xin nhận nuôi con nuôi (Theo mẫu);

+ Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (Bản sao chứng thực);

+ Phiếu lý lịch tư pháp (bản sao chứng thực hoặc bản photo);

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao chứng thực hoặc bản photo);

+ Giấy khám sức khỏe do Cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp (không quá 6 tháng);

+ Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế (UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp) trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

- Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

+ Giấy khai sinh (bản sao chứng thực);

+ Giấy khám sức khỏe (cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp không quá 6 tháng);

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng, chụp không quá 6 tháng;

+ Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (trường hợp nhận nuôi trẻ tại gia đình);

+ Biên bản xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập (đối với xin con nuôi là trẻ bị bỏ rơi);

Lệ phí nhận nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp (theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi).

Về việc đăng ký việc nuôi con nuôi, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định tại Điều 22 Đăng ký việc nuôi con nuôi như sau:

Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

Trường hợp ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Về việc đòi lại con sau khi đã làm thủ tục nhận con nuôi

Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:

Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Như vậy, theo quy định của Luật nuôi con nuôi, cha mẹ đẻ không có quyền đòi lại con nuôi sau khi hoàn tất thủ tục nhận nuôi, trừ trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi, con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ theo Điều 25, 26, 27 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Tức sau khi nhận cháu bé theo đúng thủ tục trên thì sau đó trở đi cha mẹ ruột không có quyền đòi lại con trừ khi người nhận con nuôi đồng ý.

Từ 25/4, cha mẹ nuôi được phép thay đổi họ tên của con nuôi Từ 25/4, cha mẹ nuôi được phép thay đổi họ tên của con nuôi "Mưu sinh" bãi rác lớn nhất Đà Nẵng nuôi con nên người'Mưu sinh' bãi rác lớn nhất Đà Nẵng nuôi con nên người Cô giáo bị "tố" vào khách sạn với nam sinh: "Người chồng dàn dựng để giành quyền nuôi con"Cô giáo bị 'tố' vào khách sạn với nam sinh: 'Người chồng dàn dựng để giành quyền nuôi con'
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.