Những tác hại không ngờ của việc ngủ mở miệng |
Ô nhiễm không khí tàn phá trí thông minh |
Ngoài đau tim và đột quỵ, ô nhiễm không khí còn dẫn đến cái chết do tắc nghẽn phổi mạn tính (18%), nhiễm trùng phổi (18%) và ung thư phổi (6%), Hindustan Times đưa tin. Trước các con số đáng báo động này, giới khoa học đã phân tích tác động của các thành phần khác nhau trong không khí bị ô nhiễm bao gồm ozone, nitrogen dioxide, carbon monoxide, sulfur dioxide. Kết quả phát hiện các hạt bụi mịn chính là tác nhân lớn nhất phá hủy mạch máu trong cơ thể người.
Bụi siêu mịn hay còn gọi là bụi PM 2.5 (đường kính nhỏ hơn 2,5 micron) tồn tại trong khí thải diesel. Bụi có kích cỡ bằng virus và có thể dễ dàng đi qua phổi để xâm nhập vào máu, dẫn đến tình trạng viêm cục bộ trong mạch máu. Đây chính là tác nhân gây ra xơ vữa động mạch, làm tắc mạch máu, đau tim, suy tim và loạn nhịp tim.
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Ấn Độ. Nước này có 14 thành phố bị ô nhiễm nặng nhất thế giới do nồng độ bụi siêu mịn đáng báo động. Theo báo cáo toàn cầu về các loại bệnh (Global Burden of Disease), năm 2015 Ấn Độ có 1,1 triệu ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí do bụi PM2.5.
Ảnh: SCMP. |
Tiến sĩ Ravi R Kasliwal, trưởng khoa tim mạch lâm sàng và phòng ngừa các bệnh về tim tại Medanta, Gurugram (Ấn Độ) cho biết: “Hít phải bụi PM2.5 gây tăng huyết áp, kháng insulin, rối loạn chức năng nội mạc dẫn đến giãn mạch (cứng động mạch), viêm tĩnh mạch, đông máu, đau tim và đột quỵ". Các nghiên cứu cho thấy việc sống trong phạm vi 2 km xung quanh đoạn đường ô nhiễm có thể gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và một số hệ lụy nguy hiểm khác.
Bụi mịn được hình thành chủ yếu từ khí thải giao thông, công nghiệp và nông nghiệp. Để giảm nồng độ bụi đến mức vô hại với sức khỏe người, lượng khí thải từ các nguồn này cần phải giảm đi.
Tiến sĩ Kasliwal cũng chia sẻ, Chính phủ cần đưa ra các chính sách mạnh tay để điều tiết khí thải, đầu tư cho giao thông sạch, các nguồn cấp điện thân thiện môi trường và quản lý chất thải hiệu quả. Mỗi cá nhân cũng cần phải tập chống lại tác động của ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng các biện pháp lọc khí cá nhân, tập thể dục trong nhà hoặc trong khu vực cây xanh, giảm tiêu thụ muối, đường, chất béo và tránh xa căng thẳng bằng cách sống tích cực nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tin tức y tế ngày 28/8: Tình hình sức khỏe Đỗ Duy Mạnh và các cầu thủ Việt Nam tại Asiad Tin mới nhất về sức khỏe của cầu thủ Việt Nam tại Asiad; Bỏ quy định cha mẹ phải khai số chứng minh thư trên đơn ... |
Quy định khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2019 Độ tuổi nhập ngũ của công dân nam là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân nam được đào tạo cao đẳng, ... |
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ các loại rau và trái cây màu đỏ Theo nhiều chuyên gia, các loại thực phẩm màu đỏ thường chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, giúp chuyển đổi carbohydrate, protein và chất béo ... |
7 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu Axit folic Axit folic được gọi là Folat hoặc Vitamin B9, rất quan trọng đối với sức khỏe. |
Mẹ Á quân The Voice Kids 2017 tiết lộ kế hoạch chăm sóc con trước thềm năm học mới Tham gia nhiều hoạt động trong kỳ nghỉ Hè, bố mẹ bé Đỗ Hoài Ngọc – Á Quân The Voice Kids 2017 có sự điều ... |