Ông Đặng Thanh Bình đảm nhận nhiệm vụ gì ở NHNN khi đại án Phạm Công Danh xảy ra?

Theo sự phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2013, ông Đặng Thanh Bình có trách nhiệm phụ trách công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng chống rửa tiền.

Chiều 8/9, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đăng tải thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, sinh năm 1954, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285, Bộ luật Hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú.

ong dang thanh binh dam nhan nhiem vu gi khi dai an pham cong danh xay ra
Ông Đặng Thanh Bình (thứ 3 từ trái qua) khi còn đương chức.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và một số đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt các Quyết định và Lệnh đối với bị can Đặng Thanh Bình, đồng thời khẩn trương điều tra, mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, vào ngày 28/5/2012, theo Quyết định số 1082/QĐ-NHNN do ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký, ông Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi đó được phân công giúp Thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm.

Đồng thời, ông Đặng Thanh Bình được phân công phụ trách công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; phòng chống rửa tiền; thông tin tín dụng; công tác pháp chế; hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động bảo hiểm tiền gửi, hoạt động của các Hiệp hội trong Ngành ngân hàng.

Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Pháp chế, Trung tâm Thông tin tín dụng.

Ngày 19/8/2013, tại Quyết định số 1785/QĐ-NHNN do ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký, ông Đặng Thanh Bình được phân công giúp Thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm. Phụ trách công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; phòng chống rửa tiền; thông tin tín dụng; công tác pháp chế; hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã, các Quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động bảo hiểm tiền gửi, hoạt động của các Hiệp hội trong Ngành ngân hàng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Pháp chế, Trung tâm Thông tin tín dụng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Theo quy định tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng thì Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý nhà nước, tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố đối với các đối tượng quản lý, thanh tra và giám sát ngân hàng trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Thống đốc NHNN và theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác, nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Liên quan đến đại án Phạm Công Danh ở VNCB, trước đó, báo Công an nhân dân đưa tin, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã kết thúc điều tra, đồng thời đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

4 bị can bị đề nghị truy tố gồm: Hà Tuấn Phước, nguyên Phó Giám đốc NHNN, Chi nhánh tỉnh Long An, nguyên tổ trưởng tổ giám sát VNCB; Phạm Thế Tuân, nguyên tổ phó tổ giám sát VNCB, thành viên Hội đồng thành viên VNCB cùng 2 thành viên tổ giám sát NHNN là Ngô Văn Thanh, Phó phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An và Lê Văn Thanh, Chánh Thanh tra NHNN, Chi nhánh Long An.

Kết quả điều tra vụ án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh và các đồng phạm cho thấy: Tháng 3-2012, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn năm 2011 đến năm 2015", NHNN thành lập tổ giám sát của NHNN đặt tại TrustBank; chấp thuận phương án để nhóm các nhà đầu tư mới, đại diện là ông Phạm Công Danh mua lại cổ phần của nhóm Phú Mỹ và tham gia cơ cấu Ngân hàng TrustBank (sau này đổi tên thành VNCB).

Tuy nhiên, nguyên 4 cán bộ trong tổ giám sát được giao nhiệm vụ giám sát đối với các giao dịch có trị giá từ 5 tỷ đồng trở lên phải báo cáo trước khi thực hiện. Nhưng các thành viên trong tổ giám sát đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, để Phạm Công Danh rút từ VNCB hơn 18.000 tỉ đồng, trong đó có 15.670 tỉ đồng không thể thu hồi được.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an xác định hành vi thiếu trách nhiệm này của nguyên 4 cán bộ Tổ Giám sát nêu trên là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả thiệt hại tài sản rất lớn tại VNCB.

Trong số hơn 18.000 tỉ đồng mà Phạm Công Danh cùng đồng phạm đã rút ra có hơn 9.000 tỉ đồng có xin ý kiến Tổ Giám sát, việc làm này đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại VNCB.

ong dang thanh binh dam nhan nhiem vu gi khi dai an pham cong danh xay ra 'Khởi tố ông Đặng Thanh Bình không ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng'

Liên quan đến vụ khởi tố ông Đặng Thanh Bình, Ngân hàng Nhà nước cho biết việc này không ảnh hưởng đến hoạt động ngân ...

chọn
'Dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít'
Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho rằng trong thời điểm này, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phục hồi rõ rệt thì dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít.