Phiên tòa ngày 22/1, 6 luật sư với vai trò là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Phạm Công Danh đã trình bày xong bài bào chữa và một số kiến nghị lên HĐXX.
Theo đó, nhóm luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh đều trình bày về hoàn cảnh, bối cảnh khiến cho Phạm Công Danh phạm tội và mong HĐXX xem xét.
Trong phiên tòa sáng 22/1, sau khi VKS đề nghị mức án 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối vớii bị cáo Phạm Công Danh. Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng, VKS chưa làm rõ nguyên nhân đích thực đẩy ông Phạm Công Danh vào vòng lao lý nên đề nghị HĐXX xem xét về bối cảnh phạm tội của bị cáo Danh.
Đồng thời luật sư Hoài, thực chất cái gọi là “giai đoạn 2” của vụ án VNCB liên quan đến 3 Ngân hàng Sacombank, TP Bank và BIDV không hề tách rời “giai đoạn 1” vụ án VNCB. Nhưng phía Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã tách thành 2 giai đoạn. Việc tách vụ án này đã làm ảnh hưởng đến việc sự thật khách quan của vụ án và gây bất lợi cho ông Phạm Công Danh.
Tiếp tục phần bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh, chiều 22/1, luật sư bùi Phương Lan cho rằng, VNCB sẽ được hưởng lợi kép trong vụ án này. VNCB Vừa được hưởng số tiền tăng vốn điều lệ hòa chung vào dòng tiền mà không phải trả lại; trong khi đó lại đòi bồi thường thiệt hại 6.100 tỷ đồng bao gồm 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.
Theo luật sư Lan, VNCB phải có trách nhiệm trả lại số tiền 4.500 tỷ đồng cho 22 cá nhân, tổ chức đã gửi tiền vào tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, xác định 22 cá nhân, tổ chức này là của Phạm Công Danh thì VNCB phải trả lại cho Phạm Công Danh.
Tham gia phần bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh, luật sư Trần Minh Hải trình bày 4 vấn đề trong vụ án: Các giao dịch tiền gửi giữa VNCB với ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank không sai phạm pháp luật như nội dung quy kết trong cáo trạng của VKS. Pháp luật không bắt buộc cứ cấp tín dụng thì phải có tài sản đảm bảo như cáo trang nêu sai phạm đối với Phạm Công Danh. Cần phải bác bỏ quan điểm xác định thiệt hại từ lãi suất cho vay dự kiến vì không phù hợp với thực tiễn kinh doanh ngân hàng và pháp luật về ngân hàng. Nếu không loại trừ ngay số tiền 4.500 tỷ đồng ra khỏi con số thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng thì sẽ có 7 nghịch lý bất cập pháp lý nghiêm trọng tồn tại trong vụ án này.
Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 22/1: Luật sư cho rằng 'VNCB sẽ được hưởng lợi kép trong vụ án này'
Sau 10 ngày xét xử, ngày 22/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 cùng 45 bị cáo khác đã bị VKS đề nghị ... |
Phiên tòa sáng nay kết thúc
Bị cáo Mai Hữu Khương(nguyên Giám đốc VNCB - chi nhánh Sài Gòn):
Sau 2 lần bị cáo nghe VKS luận tội bị cáo, tại thời điểm ông Danh nhận chuyển nhượng từ bà Phấn khoản nợ 22.000 tỷ đồng. Số tiền này ông Danh bắt buộc phải trả nợ nhưng số vốn chuyển giao từ bà Phấn đã sử dụng hết không còn để trả, ông Danh đã dùng hết tài sản của mình để trả nợ.
Thời điểm đó ngân hàng Đại tín là 1 trong 9 ngân hàng phải tái cơ cấu nằm trong quả lý của NHNN, NHNN áp dụng chính sách giành lãi suất bằng lãi suất ngân hàng, Đại Tín không thể tranh chấp được với các ngân hàng khác. Vì vậy, ông Danh phải tìm mọi cách chi chăm sóc khách hàng để bù lại.
Với 22.000 tỷ đồng này là nguồn tiền không bền vững, bà Phấn giao cho ông Danh 22.000 tỷ đồng này mà ông Danh không được hưởng. Tại thời điểm ông Danh nhận ngân hàng nhưng không cho tăng trưởng tín dụng. Mặc dù ông Danh và anh Mai có giỏi, nhưng bất kì người nào tiếp nhận ngân hàng này đều phải lỗ hơn 2.300 tỷ đồng.
Về 4500 tỷ đồng là khoản tăng vốn điều lệ, khi ông Danh tăng vố điều lệ thì ông được gì và mất gì? Nếu không tăng thì ngân hàng sẽ phá sản, còn tăng phải từ 3.000 lên 7.500 tỷ, NHNN đề nghị tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ, ông Danh xin giản tiến độ nhưng không được chấp nhận, vậy nếu ông Danh muốn tăng thì đâu ra?
Trước giờ bị cáo làm ngân hàng chưa có một ngân hàng nào mà tăng vốn điều lệ 4500 tỷ, đó là một áp lực. Các bị cáo phải làm sai để cứu ngân hàng.
Ông Danh tăng vốn điều lệ nhưng không có giấy tờ, thì đồng nghĩa ông Danh sẽ mất tất cả. Nếu 1 người làm tài chính sẽ không tăng vốn. Mong HĐXX xem xét hoàn cảnh, nguyên nhân và bối cảnh.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Khương mong HĐXX xem xét vì đã khai báo thành khẩn. Vì tin tưởng vào lãnh đạo của VNCB, hi vọng tháo gỡ được khó khăn, nhằm vực dậy VNCB. Khương nhận sự chỉ đạo của cấp trên để thực hiện các chủ trương.
Liên quan đến hành vi cáo buộc đến 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank, luật sư của bị cáo Khương đề nghị xem xét vì chỉ là người có vai trò thực hiện theo sự thống nhất của các lãnh đạo ngân hàng, soạn thảo các biên bản họp HĐQT, hợp thức hóa chủ trương, chứ bản chất không tham gia vào việc bàn bạc dẫn đến những hành vi sai trái.
Luật sư của bị cáo Khương cũng có nguyện vọng xem xét đúng vai trò của thân chủ mình trong việc lấy tiền VNCB, cầm cố cho các khoản vay, giải ngân các khoản vay đều được các lãnh đạo ngân hàng thống nhất trước.
Về số tiền gửi bảo lãnh cho các khoản vay và hạch toán các khoản tiền gửi tại ngân hàng: bị cáo Khương không biết đến việc lấy tiền thế chấp, không biết tiền vay được điều chuyển thế nào. Bị cáo Khương chỉ có vai trò phụ thuộc, không xuyên suốt quá trình di chuyển của dòng tiền.
Về thiệt hại trong vụ án: về khoản tiền 4.500 tỷ đồng được xác định là tiền tăng vốn điều lệ, các luật sư của bị cáo Danh đề nghị khấu trừ vào tổng số tiền 6.126 tỷ đồng thiệt hại. Bị cáo Khương là đồng phạm giúp sức, khi xem xét cho ông Danh việc cấn trừ 4.500 tỷ đồng vào tiền thiệt hại thì cũng xem xét cho Khương.
Về tình tiết giảm nhẹ: đại diện VKS mới chỉ ghi nhận cho bị cáo Khương một tình tiết giảm nhẹ. Ngoài tình tiết được VKS ghi nhận, luật sư của bị cáo Khương đề nghị xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt mới như: Ông nội là liệt sĩ, cha được tặng huân chương kháng chiến hạng nhất, mẹ có huy hiệu 30 năm tuổi Đảng; Bị cái là lao động chính, nuôi mẹ già và 2 con nhỏ.
Kính mong HĐXX xem xét áp dụng điều 54 Bộ luật hình sự để giảm cho bị cáo Khương một phần đáng kể trước khi tổng hợp hình phạt.
Bị cáo Thép:
Bị cáo xin HĐXX xem xét về số tiền mà bị cáo trách nhiệm liên đới 200 tỷ đồng, bị cáo mong HĐXX truy thu công ty, tổ chức nào có liên quan.
Sau khi bị cáo Thép trình bày xong, HĐXX cho biết, HĐXX có nhận 1 số đơn của luật sư xin bào chữa sớm, nhưng HĐXX chỉ chấp nhận khi có đơn và kèm chứng cứ kèm theo.
Phan Thành Mai tự bào chữa:
- Liên quan đến số liệu tài chính, bị cáo Mai cho rằng các số liệu này không đúng. Về số tiền 4.500 tỷ đồng, theo báo cáo 2014-2015 dùng để tăng vốn điều lệ, nhưng thực chất không chỉ dùng tăng vốn điều lệ. Ngân hàng Xây dựng đã hoạch toán và sử dụng số tiền này, bị cáo cho rằng số tiền 4.500 tỷ đồng cần phải trả về.
- Bị cáo mong HĐXX xem xét tình tiết và hoàn cảnh của bị cáo. Ngoài ra, bị cáo Mai xin HĐXX xem xét cho các thành viên của các công ty khác, của các ngân hàng khác để được hưởng mức án nhẹ hơn.
- Bị cáo 1 lần nữa cho rằng, bị cáo luôn có trách nhiệm với ngân hàng xây dựng, mong HĐXX xem xét thu hồi thiệt hại để khắc phục hậu quả để ngân hàng xây dựng có cơ hội mới phát triển.
- Liên quan đến số liệu tài chính, bị cáo Mai cho rằng các số liệu này không đúng. Về số tiền 4.500 tỷ đồng, theo báo cáo 2014-2015 dùng để tăng vốn điều lệ, nhưng thực chất không chỉ dùng tăng vốn điều lệ. Ngân hàng Xây dựng đã hoạch toán và sử dụng số tiền này, bị cáo cho rằng số tiền 4.500 tỷ đồng cần phải trả về.
- Bị cáo mong HĐXX xem xét tình tiết và hoàn cảnh của bị cáo. Ngoài ra, bị cáo Mai xin HĐXX xem xét cho các thành viên của các công ty khác, của các ngân hàng khác để được hưởng mức án nhẹ hơn.
- Bị cáo 1 lần nữa cho rằng, bị cáo luôn có trách nhiệm với ngân hàng xây dựng, mong HĐXX xem xét thu hồi thiệt hại để khắc phục hậu quả để ngân hàng xây dựng có cơ hội mới phát triển.
Luật sư Phạm Công Hùng bào chữa cho bị cáo Phạm Việt Thép (GĐ Công ty An Phát)
Theo luật sư, lời luận tội của VKS hoàn toàn đúng và phù hợp với hành động của bị cáo Thép. Trong phần kết luận của cáo trạng cũng đã nêu rất rõ, bị cáo Thép và một số khác đã giúp sức cho Phạm Công Danh. Về hành vi, tôi xin phép không nhắc lại vì đã thể hiện qua lời khai của bị cáo Thép. Qua điều tra và xét hỏi.
Về hành vi của bị cáo Thép đã được kết luận là tuân theo chỉ đạo của cấp trên, vì miếng cơm manh áo nên đã thực hiện sai phạm. Bị cáo phải cân nhắc giữa công ăn việc làm với chỉ đạo của cấp trên. Vì vậy, mong HĐXX xem xét lại hoàn cảnh của bị cáo để tuyên đúng mức độ của bị cáo Thép.
Luật sư cũng trình bày 1 số tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Thép:
- Bị cáo Thép Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Luật sư đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết.
- Bị cáo Thép đã tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra, VKS, HĐXX để có cái nhìn chính xác hơn đối với vụ án.
- Ngoài ra, bản thân bị cáo Thép có những thành tích xuất sắc, bằng khen quá trình chiến đấu, công tác: chiến sĩ thi đua cơ sở 2010... đối với những người lao động như bị cáo Thép thì để có những bằng khen, thành tích là vô cùng khó khăn.
- Cha và mẹ của bị cáo Thép được tặng thưởng huy chương kháng chiến hạng nhất. Vậy cha mẹ của bị cáo Thép đã là những người có công với Nhà nước, đó là thành quả của cha mẹ bị cáo Thép để lại nên mong HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ này cho bị cáo.
- Hoàn cảnh của bị cáo Thép hiện nay vô cùng khó khăn, vợ bị cáo Thép hiện chỉ làm nhân viên và phải nuôi 2 con nhỏ.
Theo luật sư, với hành vi và các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo Thép, thì luật sư cho rằng chỉ nên phạt bị cáo Thép từ 6 tháng đến 1 năm đã tương xứng mức độ phạm tội của bị cáo. Vì vây, luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc.
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Tâm bào chữa cho bị cáo Phan Thành Mai cho rằng, tại phiên tòa bị cáo Mai đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Bị cáo Mai cũng đã hợp tác với cơ quan điều tra. Đề nghị HĐXX xem xét nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến phạm tội của bị cáo. Ngoài ra, đề nghị HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Mai.
Phiên tòa bắt đầu làm việc
Phiên tòa ngày 22/1, 6 luật sư với vai trò là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Phạm Công Danh đã trình bày xong bài bào chữa và một số kiến nghị lên HĐXX.
Theo đó, nhóm luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh đều trình bày về hoàn cảnh, bối cảnh khiến cho Phạm Công Danh phạm tội và mong HĐXX xem xét.
Trong phiên tòa sáng 22/1, sau khi VKS đề nghị mức án 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối vớii bị cáo Phạm Công Danh. Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng, VKS chưa làm rõ nguyên nhân đích thực đẩy ông Phạm Công Danh vào vòng lao lý nên đề nghị HĐXX xem xét về bối cảnh phạm tội của bị cáo Danh.
Đồng thời luật sư Hoài, thực chất cái gọi là “giai đoạn 2” của vụ án VNCB liên quan đến 3 Ngân hàng Sacombank, TP Bank và BIDV không hề tách rời “giai đoạn 1” vụ án VNCB. Nhưng phía Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã tách thành 2 giai đoạn. Việc tách vụ án này đã làm ảnh hưởng đến việc sự thật khách quan của vụ án và gây bất lợi cho ông Phạm Công Danh.
Tiếp tục phần bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh, chiều 22/1, luật sư bùi Phương Lan cho rằng, VNCB sẽ được hưởng lợi kép trong vụ án này. VNCB Vừa được hưởng số tiền tăng vốn điều lệ hòa chung vào dòng tiền mà không phải trả lại; trong khi đó lại đòi bồi thường thiệt hại 6.100 tỷ đồng bao gồm 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.
Theo luật sư Lan, VNCB phải có trách nhiệm trả lại số tiền 4.500 tỷ đồng cho 22 cá nhân, tổ chức đã gửi tiền vào tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, xác định 22 cá nhân, tổ chức này là của Phạm Công Danh thì VNCB phải trả lại cho Phạm Công Danh.
Tham gia phần bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh, luật sư Trần Minh Hải trình bày 4 vấn đề trong vụ án: Các giao dịch tiền gửi giữa VNCB với ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank không sai phạm pháp luật như nội dung quy kết trong cáo trạng của VKS. Pháp luật không bắt buộc cứ cấp tín dụng thì phải có tài sản đảm bảo như cáo trang nêu sai phạm đối với Phạm Công Danh. Cần phải bác bỏ quan điểm xác định thiệt hại từ lãi suất cho vay dự kiến vì không phù hợp với thực tiễn kinh doanh ngân hàng và pháp luật về ngân hàng. Nếu không loại trừ ngay số tiền 4.500 tỷ đồng ra khỏi con số thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng thì sẽ có 7 nghịch lý bất cập pháp lý nghiêm trọng tồn tại trong vụ án này.
Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 22/1: Luật sư cho rằng 'VNCB sẽ được hưởng lợi kép trong vụ án này'
Sau 10 ngày xét xử, ngày 22/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 cùng 45 bị cáo khác đã bị VKS đề nghị ... |