Phó Đại sứ Australia: Văn hóa tích cực tại Việt Nam sẽ hỗ trợ chiến dịch vì quyền của LGBT

Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam khẳng định Việt Nam có văn hóa tích cực và điều này sẽ giúp các chiến dịch  vì quyền của người LGBT diễn ra thành công hơn.

Ngày 17/5, cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) trên toàn thế cầu tổ chức nhiều hoạt động lớn nhằm kêu gọi chống kì thị người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Nhân Ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT) năm nay, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ngài Layton Pike, Công sứ và Phó đại sứ, Đại sứ quán Australia, về những hoạt động của Đại sứ quán trong phong trào quyền LGBT tại Việt Nam.

pho dai su australia van hoa tich cuc tai viet nam se ho tro chien dich vi quyen cua lgbt
Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam Layton Pike. Ảnh: Việt Khoa.

- 17/5 là Ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT), ngài đánh giá như thế nào về sự kiện này tại Việt Nam. Năm nay, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã có tổ chức các chương trình nào vào ngày này?

- Tại Việt Nam năm nay, có rất nhiều hoạt động được tổ chức để hỗ trợ và khuyến khích mọi người có cái nhìn cởi mở hơn về đa dạng giới tính.

Còn với người Australia chúng tôi, một trong những giá trị cốt lõi là sự chấp nhận đa dạng giới tính. Do đó, nhân ngày Quốc tế chống kì thị LGBT, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam có tổ chức hội thảo nhằm giúp các nhân viên hiểu rõ hơn về điều này.

Chúng tôi đã mời đại diện Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tới tham dự sự kiện. Những người LGBT và cha mẹ của họ cũng tới đây để cùng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho tất cả mọi người hiểu rõ hơn về sự đa dạng giới tính.

- Australia là đất nước có những tiến bộ lớn trong luật pháp đối với quyền của cộng đồng LGBT. Những hoạt động nào thường được tổ chức tại Australia dành cho cộng đồng LGBT nói chung và trong ngày Quốc tế chống kì thị LGBT nói riêng, thưa ông?

- Chính phủ Australia có 92 cơ quan đại diện đại sứ quán và lãnh sự quán trên toàn thế giới. Và tất cả đều tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhân ngày quốc tế chống kì thị LGBT.

Không chỉ các cơ quan chính phủ mà nhiều tổ chức cộng đồng cùng hướng tới ngày này nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sự đa dạng giới tính.

Ví dụ, lễ hội Mardi Gras dành cho cộng đồng LGBT đã quá nổi tiếng với những ý nghĩa mà nó mang lại. Đây là sự kiện diễu hành thường niên dành cho cộng đồng LGBT diễn ra vào tuần thứ 3 của tháng 3 hàng năm tại thành phố Sydney.

Mọi người từ khắp nơi trên thế giới, với đủ ngành nghề từ cảnh sát tới các ông bố, bà mẹ và nhân viên chính phủ làm việc ở nước ngoài như tôi đều hào hứng tham gia diễu hành. Lễ hội đã trở thành biểu tượng của lòng tự hào và tại đó, thông điệp về sự chấp nhận đa dạng được tuyên truyền rộng rãi.

Mardi Gras là một trong những sự kiện dành cho cộng đồng LGBT lớn nhất diễn ra trên thế giới với lịch sử gần 40 năm.

- Hanoi Mardi Gras do Đại sứ quán Úc kết hợp với Viện nghiên cứu iSEE và một số tổ chức khác tại Hà Nội, đã diễn ra thành công và để lại ấn tượng đẹp trong suy nghĩ của các thành viên LGBT. Đại sứ quán có các hoạt động nào trong tương lai nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam hay không?

- Hanoi Mardi Gras là một sự kiện trong chuỗi các chương trình của chúng tôi thúc đẩy tại Việt Nam và trên toàn cầu. Trong tương lai, chúng tôi có thể sẽ phối hợp với các tổ chức cộng đồng tại Việt Nam để thực hiện nhiều hoạt động khác nhằm đảm bảo quyền của những người LGBT và thúc đẩy vai trò của cộng đồng này với xã hội.

Những chương trình đó đều nằm trong chuỗi các chương trình nhân quyền của chúng tôi thúc đẩy tại Việt Nam và nhân quyền trên toàn cầu. Hiện tại, Australia đang là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2018-2020.

pho dai su australia van hoa tich cuc tai viet nam se ho tro chien dich vi quyen cua lgbt
Bữa tiệc cầu vồng được tổ chức trong khuôn khổ Hội thảo IDAHOT. Ảnh: Việt Khoa.

- Đại sứ quán Úc đánh giá như thế nào về phong trào quyền LGBT tại Việt Nam? Trên góc nhìn cá nhân, ông cảm nhận gì về sự “cởi mở” của xã hội Việt Nam đối với người LGBT?

- Tôi nghĩ phong trào vì quyền của cộng đồng LGBT ở Việt Nam diễn ra rất tích cực. Tôi đã sống tại Việt Nam gần 3 năm và hàng năm tôi đều tham gia một số sự kiện được tổ chức bởi cộng đồng LGBT như ASEAN Pride, VietPride...

Bên cạnh đó, tôi cũng dự các cuộc thảo luận về cộng đồng LGBT. Các chiến dịch đều diễn ra thành công, cởi mở và ý nghĩa. Theo cá nhân tôi, Việt Nam có văn hóa tích cực. Điều này sẽ giúp các chiến dịch cộng đồng nói chung và vì quyền của người LGBT nói riêng diễn ra thành công hơn.

Liên Hợp Quốc chọn ngày 17/5 hàng năm là "Ngày quốc tế chống kì thị, phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) - IDAHO".

Ngày này được chọn để kỷ niệm sự kiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã "giải mã" thiên hướng tình dục và công bố loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào ngày 17/5/1990. Sự kiện 17/5 được tổ chức tại hơn 100 quốc gia, tại tất cả các khu vực trên thế giới từ năm 2004.

Sự kiện được nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế như Nghị viện Châu Âu và rất nhiều nhà chức trách địa phương công nhận. Hầu hết các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc cũng đánh dấu và kỷ niệm ngày này với các sự kiện cụ thể. Các chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức nhân quyền, doanh nghiệp và những người nổi tiếng đã có những hành động thiết thực, cụ thể ủng hộ sự kiện này.

pho dai su australia van hoa tich cuc tai viet nam se ho tro chien dich vi quyen cua lgbt Đại sứ quán Úc: 'Cần đảm bảo quyền cho cộng đồng LGBT ở Việt Nam'
pho dai su australia van hoa tich cuc tai viet nam se ho tro chien dich vi quyen cua lgbt Những điều có thể bạn chưa biết về ngày Quốc tế chống kì thị LGBT
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.