9 thai phụ Sài Gòn nhiễm virus Zika | |
Thông tin mới về thai phụ nhiễm virus Zika vừa sinh con tại TP. HCM |
Quy trình xét nghiệm thai phụ nghi ngờ nhiễm vi rút Zika
Bản đồ phân bố ca bệnh do vi rút Zika tại TP HCM năm 2016. |
Trong cuộc họp giao ban công tác phòng, chống bệnh do vi-rút Zika tại TP.HCM, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh, cần tập trung nguồn lực đẩy mạnh hoạt động phòng, chống dịch bệnh do vi-rút Zika. Bên cạnh đó, ngành y tế thành phố cũng đã ban hành quy trình thu dung điều trị thai phụ bị nhiễm vi-rút Zika. Theo đó, thai phụ có những biểu hiện như hồng ban da, sốt nhẹ 37.5oC đến 38o, đau đầu, đau mỏi cơ khớp và viêm kết mạc mắt thì cần làm các xét nghiệm chẩn đoán xác định nhiễm Zika.
Hiện nay tại TP.HCM chỉ thực hiện xét nghiệm rRT-PCR để chẩn đoán, xác định nhiễm vi-rút Zika. Bệnh viện nơi tiếp nhận thai phụ nghi ngờ nhiễm Zika trực tiếp lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để thực hiện xét nghiệm rRT-PCR theo quy trình do Bộ Y tế ban hành.
Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trả phiếu kết quả xét nghiệm cho các BV trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận mẫu bệnh phẩm. Đối với những trường hợp kết quả dương tính, bệnh viện sẽ thông báo ngay kết quả theo địa chỉ e-mail ghi trong Phiếu thông tin bệnh nhân cho bệnh viện gửi mẫu và trả phiếu kết quả xét nghiệm theo quy trình thông thường.
Nếu xét nghiệm vi-rút Zika có kết quả dương tính, trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận kết quả, bệnh viện nơi tiếp nhận người bệnh phải báo cáo ca bệnh về Viện Pasteur TP.HCM, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Sở Y tế. Đồng thời thông báo, tư vấn ngay cho người bệnh.
Thai phụ sau xét nghiệm kết quả dương tính với vi rút Zika cần được nghỉ ngơi. Ảnh TTXVN. |
Thai phụ sau xét nghiệm kết quả dương tính với vi rút Zika, nếu điều trị tại nhà cần nghỉ ngơi, hạ sốt bằng Paracetamol, không sử dụng aspirin và các thuốc thuộc nhóm chống viêm không Steroid (NSAID); cần bù nước và điện giải bằng cách uống đủ nước (nước chín, nước trái cây hoặc Oresol); vệ sinh mắt bằng NaCl 0.9%, theo dõi các biểu hiện tổn thương thần kinh như yếu, liệt cơ…
Khi người bệnh sốt cao (> 39°C) hoặc có triệu chứng tổn thương thần kinh, cần nhập viện điều trị hoặc chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Ngoài ra, các bác sĩ cần tư vấn những hậu quả có thể xảy ra khi nhiễm Zika trong thai kỳ, các biện pháp cần thực hiện để phát hiện bất thường thai do nhiễm Zika cũng như biện pháp để phòng chống lây nhiễm cho người khác.
Các xử trí thai kỳ nếu thai phụ nhiễm vi rút Zika
Trường hợp thai phụ được chẩn đoán xác định nhiễm Zika cần siêu âm tiền sản mỗi 2 - 4 tuần. |
Các bệnh viện có chuyên khoa phụ sản thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc thai kỳ đối với những thai phụ nghi ngờ hoặc nhiễm vi rút Zika có thể chuyển tuyến đến Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương nếu vượt quá khả năng.
Trường hợp thai phụ nghi ngờ nhiễm Zika và xét nghiệm Zika, cần chú ý siêu âm đánh giá hình thái học thai nhi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của hội chứng Zika bẩm sinh như: đầu nhỏ, nốt calci hóa nội sọ, các bất thường não, mắt và khớp.
Nếu thai phụ được chẩn đoán xác định nhiễm Zika, cần siêu âm tiền sản mỗi 2 - 4 tuần (khoảng cách giữa các lần siêu âm tuỳ thuộc tuổi thai) để đánh giá cấu trúc giải phẫu và tăng trưởng thai.
Trong trường hợp siêu âm thai phát hiện hội chứng Zika bẩm sinh, bệnh viện chuyển tuyến người bệnh đến Bệnh viện Từ Dũ hoặc Bệnh viện Hùng Vương để được thực hiện các xét nghiệm thăm dò, chẩn đoán trước sinh khác và xử trí tiếp theo.
Đối với trẻ sinh ra từ bà mẹ nghi ngờ hoặc xác định nhiễm Zika, thực hiện tư vấn, khám tầm soát, sàng lọc theo chuyên khoa phù hợp để phát hiện sớm các bất thường, dị tật bẩm sinh và can thiệp kịp thời.
Đô thị 16:10 | 07/02/2020
Lối sống 09:52 | 08/04/2019
Thời sự 04:31 | 02/02/2017
Thời sự 07:18 | 21/12/2016
Thời sự 04:42 | 21/12/2016
Thời sự 11:45 | 20/12/2016
Thời sự 23:53 | 12/12/2016
Thời sự 04:43 | 12/12/2016