Sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu và ý nghĩa nhân văn của dịp lễ

Vào mỗi Rằm tháng 7, sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu được kể lại như một cách nhắc nhớ mọi người về nguồn gốc của dịp lễ đặc biệt này, qua đó khơi dậy tình yêu thương, lòng hiếu thảo của các thế hệ với đấng sinh thành của mình.

Sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Sự tích lễ Vu Lan xuất phát từ lòng hiếu thảo của ông Ma Ha Một Đặc Già La, thường gọi là Đại Mục Kiền Liên (gọi tắt là Mục Liên). 

Theo kinh Vu Lan trong Phật giáo, bồ tát Mục Kiền Liên vốn là một tu sĩ khác đạo. Về sau, Mục Liên quyết định quy y và trở thành một trong những đệ tử xuất chúng của Đức Phật. 

Sau khi tu thành chánh quả, Mục Kiền Liên vì nhớ người mẹ Thanh Đề của mình nên dùng huệ nhãn tìm mẹ khắp nơi. Thật bất ngờ, ông thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh vào ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở khiến thân hình tiều tụy, bụng ỏng đầu to. 

Quá đau lòng, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỹ dâng cho mẹ của mình nhưng do đói khát lâu ngày, mẹ ông dùng một tay che bát cơm đi không cho các cô hồn khác tới tranh cướp. Rất tiếc, bà Thanh Đề còn quá “tham, sân, si” đồng thời nghiệp ác còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa, không sao nuốt nổi. 

Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ của mình nên quyết định tìm đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật dạy rằng: Vì mẹ ông nghiệp chướng quá nặng nên dù ông có thần thông quảng đại hay tận hiếu đến đâu thì cũng không đủ sức cứu mẹ. Chỉ có cách đó là nhờ hợp lực của các chư tăng mười phương cùng cầu xin cứu rỗi mới được. 

Phật còn bảo rằng: Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ (hay còn gọi là ngày Phật Đà Hoan Hỉ). Khi đó, các chư tăng mười phương đều phải dự lễ này và cần sắm sửa đủ đầy lễ vật, món ăn chay được đựng trong bình bát tinh sạch để cúng dường Tam Bảo. Đồng thời, tất cả các vị chư tăng ấy đều phải nhất tâm cầu nguyện trước khi thánh tăng dùng cơm chay để chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ.

Mục Kiền Liên làm đúng như lời Đức Phật dạy bảo và đã dùng tấm lòng thành của mình để thực hiện việc cúng dường Tam bảo. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này mà vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khiếp quỷ đói, về với cảnh giới lành.

Bên cạnh đó, Đức Phật cũng dạy: “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp) mà làm”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời và được nhiều người, đặc biệt là các Phật tử, đón nhận.

Ảnh: Phatgiao.org.vn

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu 

Lễ Vu Lan diễn ra thường trùng với ngày Rằm tháng 7 - Ngày Xá tội vong nhân trong phong tục Á Đông.

Theo dân gian, đây được xem là ngày mở cửa âm phủ để ân xá cho vong nhân nên thường hay có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà và không nơi nương tựa. Chính vì thế, ngoài mâm cúng ông bà, tổ tiên trong nhà thì vào ngày lễ Vu Lan, các gia đình còn cúng thêm mâm cơm ngoài trời gọi là cúng chúng sinh. 

Song song đó, trong dịp lễ Vu Lan, khi đến chùa các Phật tử sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng hay còn được biết đến là nghi thức “Bông hồng cài áo”.

Qua nghi thức này, người cài hoa hồng màu đỏ, hồng được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính với đấng sinh thành; còn người cài hoa màu trắng sẽ coi đó là lời nhắc không bao giờ bao giờ quên cha mẹ, giữ nề nếp gia phong và anh em hòa thuận. 

Ngoài ra, Đại lễ Vu Lan còn được hiểu với ý nghĩa rộng hơn đó là kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức. Điển hình trong đó là tri ân cha mẹ, thầy cô, các bậc tiền bối, nhất là những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước.

Đặc biệt, qua hai năm chịu những ảnh hưởng và mất mát do đại dịch COVID-19, đại lễ Vu Lan còn là dịp để tưởng niệm những chiến sĩ tuyến đầu đã không ngại nguy hiểm, hy sinh cả tính mạng trong giai đoạn chống dịch để trả lại cuộc sống bình yên cho người dân cả nước.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.